KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2356

Trung-quốc không đơn giản như truyện của ta và các dị bản quốc tế khác,
diễn biến câu chuyện mỗi lúc một phức tạp làm cho người đọc có ấn tượng
là tác giả Bao Công kỳ án đã đi quá xa một truyện kể thông thường, có
nghĩa là phần nào đã tiểu thuyết hóa nó. Chính vì thế, chúng tôi ngờ truyện
Con mèo mặt ngọc là dựa trên cơ sở một truyện dân gian (cũng có thể là
dựa trên một dị bản nào đó tương đồng với truyện của ta) rồi phát triển
thành, chứ không phải truyện của ta vay mượn" truyện trong Bao Công kỳ
án và rút số lượng nhân vật phản diện từ năm xuống một. Căn cứ vào kết
cấu và hình tượng của truyện, có thể suy luận rằng, nếu truyện của ta có
nguồn gốc ngoại lai chăng nữa thì cũng có thể chịu ảnh hưởng của Ấn-độ
gián tiếp qua truyện của Khơ-me (Khmer), hoặc của Lào.
Mặt khác, theo Lê-vi (A. Lévi) trong Nghiên cứu truyện [cổ tích] và tiểu
thuyết Trung-quốc thì truyện trên của Trung-quốc, ngoài Bao Công kỳ án
包 公奇案 ra đời vào năm 1597, còn thấy chép trong Tây dương ký 西 洋
記, sách này có lẽ do La Mậu Đăng 羅 懋 登 soạn (bài tựa đề năm 1597).
Như vậy về mặt niên đại, truyện của Trung-quốc chỉ có thể được ghi chép
hoặc biên soạn vào cuối thế kỷ XVI còn truyện của ta vốn được lưu truyền
rộng rãi trong dân gian[32], mô-típ của nó còn để dấu vết lại trong truyện
Hà Ô Lôi ở Lĩnh-nam chích quái (sưu tập từ đời Trần), bản thân nó được
biên soạn hoàn chỉnh trong sách Thánh Tông di thảo. Và nếu đúng sách này
là di thảo của Lê Thánh Tông thì dễ thường câu chuyện còn được hoàn
chỉnh trước truyện của Trung-quốc gần nửa thế kỷ[33]. Đó là nhận xét rút
ra từ văn bản học. Nhìn chung ở cả hai phía, ý kiến đều có sự ăn khớp nhất
định. Mặc dầu vậy, vấn đề vẫn cần được nghiên cứu sâu thêm.
Tóm lại, kho tàng truyện cổ tích Việt-nam thực tế có chịu ảnh hưởng của
truyện cổ tích Trung-quốc. Nhưng sự tiếp nhận của người Việt là có chọn
lựa và có chừng mực. Rất ít khi cha ông ta sử dụng cả cốt truyện mà chỉ
vay mượn từng bộ phận. Khi được lắp ghép, hoán cải, mỗi bộ phận thường
trở thành những truyện khỏe mạnh, thích hợp với cảm quan thẩm mỹ của
dân tộc.
5. Đối với Ấn-độ, một nhận xét đầu tiên dễ được chấp nhận là kho tàng
truyện cổ tích Việt-nam thường tiếp thu ở họ hầu hết những truyện cổ tích

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.