đi tìm Ngọc hoàng để hỏi sự việc cho chính mình "Không ai giàu ba họ,
không ai khó ba đời", nhưng dọc đường, anh đã nhận lời hỏi giúp người
khác thêm ba câu nữa. Gặp Ngọc hoàng, trước tiên hỏi hộ cho người, còn
câu hỏi của mình thì để lại sau cùng, ngờ đâu ý định đó không thực hiện
được, vì Ngọc hoàng chỉ giải đáp ba lần rồi vì bực mình bỏ về trời. Nhưng
chính kết quả của những lời giải đáp cho người lại vô tình làm sáng tỏ vấn
đề của đương sự, vì tiến triển về sau của câu chuyện đều giúp cho nhân vật
lần lượt đạt được nguyện ước: nhận viên ngọc để có sự thông minh, nhận
vàng để được đi thi đỗ cao, và cuối câu chuyện cũng lấy được cô gái câm
do chính mình "khai khẩu" sau khi đỗ Trạng.
Thế nhưng cốt truyện của truyện này lại là cái "chung" rất phổ biến của
quốc tế, mà mỗi dân tộc thường có nhiều dị bản (Trung-quốc có 11 dị bản,
Nhật-bản 18...). Tuy vậy, theo Ê-béc-hac-đơ (Éberkhard) thì truyện Trung-
quốc là từ Ấn-độ truyền sang. Tuy mang sắc thái dân tộc tính khá đậm,
truyện của ta cơ bản lại phù hợp với sơ đồ cốt truyện mẫu của Ấn-độ được
trình bày trong bảng tra cứu của A-ác-nơ (A. Aarne) và Tôm-xông (S.
Thompson)[34], chỉ có khác là hình tượng nhân vật thay đổi hẳn: Ngọc
hoàng → ở sơ đồ là nhà thông thái; con ba ba thắc mắc vì sống trên một
nghìn năm mà chưa hóa kiếp được → ở sơ đồ là con cá bị các con cá con
cắn xé; cây cam → ở sơ đồ là cây táo. Truyện của chúng ta có thêm tình tiết
nhân vật chính đi thi đỗ Trạng là hình thức sinh hoạt đặc thù của cổ tích
dân tộc mà sơ đồ dĩ nhiên không có. Còn nói chung, những câu hỏi trong
truyện của ta rất chuẩn so với những câu hỏi của sơ đồ.
Truyện Con chim khách mầu nhiệm (số 124) cũng là một cốt truyện mang
cái "chung" phổ biến của quốc tế, lấy đề tài về một con chim kỳ lạ, nhờ ăn
được thịt nó (hoặc ăn tim gan, hoặc ăn đầu, hoặc ăn thịt hai con trống mái,
hay đen trắng...) nên hai anh em nhân vật chính trở nên có số làm vua trên
hai vương quốc hoặc mỗi sáng nhả ra hai trứng vàng, hoặc nhặt được hai
quả trứng vàng...). Người Khơ-me (Khmer) cũng có một truyện tương tự
nhưng hình tượng nghệ thuật và diễn tiến của câu chuyện lại không giống
hẳn. Ê-béc-hac-đơ (W. Éberkhard) thì cho cốt truyện này không lưu hành ở
Trung-quốc[35] mà phổ biến ở Ấn-độ. Trong bản Sách dẫn về mô-típ văn