KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2359

học dân gian[36], Tôm-xông (S. Thompson) cũng cho là có nguồn gốc từ
Ấn-độ. Có thể truyện của ta chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những truyện khá
gần gũi của Ấn-độ và Ba-tư (Iran) chăng?
Thực ra, truyện Con chim khách mầu nhiệm của chúng ta có phần gần gũi
với truyện A-rớ Y-răng của người Cham-pa hơn là truyện của người Khơ-
me (Khmer). Điều đó kết hợp với suy luận của Cô-xcanh (E.Cosquin) đã
dẫn ở trên gợi cho chúng tôi ý nghĩ rằng phần lớn truyện của Ấn-độ được
truyền gián tiếp vào ta qua con đường Cham-pa hơn là con đường Khơ-me.
Còn nhiều truyện nữa như Thạch Sanh (số 68), Bạc hơn cầm thú (Khảo dị
số 48), v.v... đều có chứa đựng những mô-típ phổ biến của quốc tế nhưng
sắc thái biểu hiện thì có nhiều nét gần gũi với truyện Ấn-độ, có lẽ bắt
nguồn từ Ấn-độ.
Lại cũng có một số hình tượng hoặc tình tiết thần kỳ nằm lẫn trong một số
cốt truyện nào đấy mới đọc qua không có gì đáng nói, nhưng nếu truy tìm
kỹ sẽ thấy đó là truyền thống sáng tác chịu ảnh hưởng từ bên ngoài. Ví dụ
hình tượng rắn hoá thành vàng (hay ngược lại vàng hóa ra rắn khi lọt vào
tay kẻ không có số được hưởng). Hình tượng này chỉ giới hạn trong một vài
mô-típ quen thuộc lưu hành ở một số dân tộc; chẳng hạn gần gũi với ta ở
vùng Đông nam Á thì có các bản của người Kinh, Mường, Tày, Miến-điện
(Myanmar)... (Xem Khảo dị, số 151). Hóa ra chúng đều tiếp thu từ một
"bản gốc": bản trong Tạp bảo tạng kinh, vốn được dịch ra chữ Hán từ năm
472. Có nghĩa là về mặt thời gian, "bản gốc" được nhập tịch theo lối truyền
miệng vào các dân tộc nói trên, có thể còn sớm hơn nữa, mà cội nguồn phát
sinh phải là nơi ra đời của đạo Phật.
Hình tượng rắn (hay chằn tinh) phun lửa trong Sự tích công chúa Liễu
Hạnh (số 137), Thạch Sanh (số 68), v.v... cũng vậy. Theo A-ni-kin (V. P.
Anikine) thì nên liên hệ đặc điểm này của con rắn cổ tích với việc thờ
lửa[37]. Cả hình tượng rắn phun lửa lẫn việc thờ lửa đều có thể dễ dàng tìm
thấy trong kho tàng truyện cổ cũng như phong tục cổ ở Ấn-độ nếu như ta
không muốn tìm xa hơn, chẳng hạn ở châu Phi.
Một loại hình tượng cũng không thể bỏ qua là tướng người của các nhân
vật cổ tích. Chúng là những dấu hiệu đáng kể, mách bảo cho ta nhiều điều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.