KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2361

thần kỳ và thế sự thì một bên (Ấn-độ) lại truyền vào hầu hết những truyện
thần kỳ, làm đa dạng thêm khả năng tưởng tượng của thế giới cổ tích chúng
ta.



[1] Tức là anh em Grim, chủ yếu là người em (Whilhelm Karl Grimm)
(1786-1859). Bộ sách Truyện cổ tích dân gian, 2 quyển, viết năm 1812-
1815, do người này chấp bút. Sau khi thành công, trong tập 3, ông còn
nghiên cứu nguồn gốc cổ tích Đức, cho rằng có một tổ tiên chung Ấn – Âu.
Ông trở thành nhà sáng lập khoa phôn-clo (folklore).
[2] Do Ben-phây (Théodor Benfey, 1809-1881), nhà ngữ văn học và nghiên
cứu tiếng Phạn người Đức, sáng lập. Ông là dịch giả Phan-cha-tan-tơ-ra
(Panchatantra) ra tiếng Đức 1859. Trong lời tựa, ông cho rằng truyện cổ
tích là từ truyện Ấn-độ mà lan truyền ra khắp các dân tộc Đông và Tây. Cô-
xcanh (Emmanuel Cosquin, 1841-1921) như chúng ta đều biết, là đại diện
nổi tiếng của trường phái này, phát biểu trong Nghiên cứu phôn-clo
(folklore) và Những truyện cổ tích Ấn-độ và phương Tây (1922).
[3] Do Lăng (Andrew Lang, 1844-1912), nhà dân tộc học và nghiên cứu
phôn-clo (folklore) Anh, một trong những đại diện xuất sắc của trường phái
nhân chủng học. Ông viết nhiều sách, sáng lập ra khoa thần thoại học. Theo
ông, “để hiểu thần thoại, phải hiểu xã hội, luật lệ, tập quán của những
người đang sống trong trạng thái man rợ và nguyên thủy”, những nguyên lý
này may ra có thể thấy gì bên ngoài lịch sử vì không phải “bất kỳ một thần
thoại nào cũng có tâm lý và trạng thái tinh thần nguyên thủy thông qua
nguồn gốc” như ông giả định.
[4] Trường phái này mở đầu có Crôn (Julius Krohn, 1835-1888), nhà văn
và ngữ ngôn học Phần-lan (Finlande), người sáng lập phương pháp nghiên
cứu lịch sử - địa lý, có Crôn con (Kaarle Krohn, 1863-1933) tiếp tục, cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.