đến A-ác-tơ (Anti Aarne, 1867-1925), đại diện xuất sắc và là người phát
triển phương pháp này. Ong có tác phẩm nổi tiếng Thư mục về các cốt
truyện.
[5] A-ri-ăng (Aryens): tổ tiên của các chủng tộc Ấn – Âu, như Ba-tư, Ấn-
độ (Hindous), Xen-tơ (Celtes), Hy-lạp (Grecs), La-tinh (Latins), Đức
(Germains), Xla-vơ (Slaves), Ác-mê-niêng (Arméniens) v.v... Theo Muyn-
le (Max Muller, 1823-1900), nhà ngôn ngữ học, Đông phương học và thần
thoại học, cũng là người hoàn thành việc dịch kinh Rig Véda. Ông cho
nguồn gốc các thần thoại ở Ấn –Âu đều ảnh hưởng từ kinh này.
[6] Truyện cổ tích dân gian miền Lo-ren (1886); tr. XXXX.
[7] Truyện cổ tích dân gian và nguồn gốc của chúng (1895); tr. 11.
[8] Nhà cổ tích học nổi tiếng của Liên-xô [cũ], nghiên cứu truyện cổ tích về
mặt hình thái học.
[9] V.Ia.Prốp (V.Ia. Propp). Đặc trưng của phôn-clo (folklore). Công trình
kỷ niệm Hội đồng khoa học của trường đại học Lê-nin-grát. Bộ phận Khoa
học ngữ văn. Lê-nin-grát, 1946 ; tr. 142. Dẫn trong Pu-li-lốp (Poutilov).
Phương pháp luận nghiên cứu lịch sử so sánh về phôn-clo (folklore).
[10] Nhà Hán thường đặt ra chức “tỳ quan” cho đi về nông thôn góp nhặt
các truyện dân gian dù là truyện nhỏ nhặt, chép mang về, mục đích là để
cho triều đình thẩm tra cách cai trị hay dở của chính quyền địa phương.
[11] Những sách trên có thứ đã thất lạc, có thứ có sự thêm thắt của người
đời sau, thậm chí có thứ ngụy tạo, v.v...
[12] Đinh Gia Khánh trong Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích
qua truyện Tấm Cám, đoán truyện này của họ Đoàn tìm được ở vùng dân
tộc Choang (Quảng-tây). Đinh Nại Tôn, một học giả Trung-quốc, lại đoán
là tìm được ở Việt-nam. Dựa trên sự phân tích 8 dị bản truyện ấy của
Trung-quốc, 3 bản Tây-tạng, 2 bản Choang, 3 bản Mèo, 2 U-gua, 1 Triều-
tiên, 5 Việt-nam, 3 Cham-pa, 1 Khơ-me, 1 của dân tộc Y, và qua nghiên
cứu phong tục Trung-quốc và phong tục một số dân tộc Đông-dương, tác
giả đã đi đến kết luận là dạng truyện này có hai loại: Loại 1 (tiêu biểu là
Nàng Diệp Hạn) được phản ánh trong văn học trung thế kỷ, có lẽ bắt nguồn
từ một nơi nông thôn nào đó ở Việt-nam, nằm giữa Hà-nội, Hải-phòng ngày