KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2373

Nhưng dù sao thì giữa truyện Thánh Gióng và truyện của đồng bào Tày
cũng có mối quan hệ mật thiết hơn vì lẽ ngoài sự giống nhau về hình tượng
và kết cấu, hai truyện còn có chung một địa bàn sinh thành và phát triển.
Truyện của ta có nhắc đến cái tên "bộ Vũ-ninh"[7] vốn là địa danh cổ bao
gồm cả Bắc-ninh và Bắc-giang xưa trải dài cho đến Lạng-sơn. Mà cho đến
nay một phần của vùng đất ấy còn là mảnh đất cư trú của dân tộc Tày. Tuy
nhiên, truyện Lệnh Trừ của đồng bào Tày hiện nay đã bị pha trộn với một
mô-típ khác - mô-típ vốn có trong bảng tra cứu sơ đồ truyện cổ quốc tế: đó
là mô-tip Lấy chồng ếch (hay cóc nhái, rắn, rùa, lừa, cáo, lợn, chồn, v.v...)
mà của ta là truyện Lấy chồng dê (số 128), một kiểu cốt truyện khá xưa của
mô-típ này, đã có mặt trong Pan-cha-tan-tơ-ra (Panchatantra)[8].

Nếu truyện Thánh Gióng có đề tài chống ngoại xâm, thì truyện Quan Triều
hay là chiếc áo tàng hình (số 139) cũng đề cập đến đề tài này, trong khi vấn
đề chủ yếu của nó lại là đấu tranh trong nội bộ xã hội. Truyện Quan Triều
của ta hẳn là tiếp thu từ truyện của đồng bào Tày. Đó là một câu chuyện
tưởng tượng lý thú phản ánh ước mơ san bằng giàu nghèo và bẻ gãy mũi
nhọn xâm lược. Nếu bằng vào thần tích[9] cũng như sự thờ cúng địa
phương thì cũng có thể phỏng đoán truyện được "Kinh hóa" vào khoảng thế
kỷ XII hoặc XIII.

Nhiều truyện của Việt-nam không thấy có dị bản nào khác ngoài một số dị
bản của các dân tộc Tày, Nùng, Mường, Thái, Dao... Điều đó cho phép giả
định rằng nếu những cốt truyện này không phải từ đâu xa lạ truyền đến thì
chính là kết quả sáng tạo từ một dân tộc trong số những dân tộc đã dẫn, rồi
được lan truyền sang các cộng đồng cư dân khác, trong đó có người Việt,
theo hướng tô điểm và hoán cải, bằng phong cách của từng dân tộc. Nhân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.