Nam-bộ và mấy chục tộc người ờ Tây-nguyên mà phần trước cũng đã nhắc
đến một cách sơ lược. Các dân tộc thiểu số trên vùng đất phía Nam gia
nhập vào đại gia đình Việt-nam có phần muộn hơn các dân tộc phía Bắc,
nhưng mối giao lưu văn hóa giữa người Kinh với họ thì lại diễn ra tương
đối sớm, rất sớm nữa là khác. Không phải ngẫu nhiên mà ta có thể dễ dàng
bắt gặp những nét gần gũi trong kho truyện cổ tích và cả thần thoại của cả
hai bên. Điều đặc biệt là các cộng đồng cư dân này vốn chịu ảnh hưởng sâu
sắc văn hóa Ấn-độ, Á, Úc, v.v... từ lâu nên khi gia nhập vào cộng đồng
quốc gia Việt cũng mang theo cả những tinh hoa tiếp thu được từ các chân
trời mới mẻ bồi đắp vào kho tàng chung của văn hóa Việt-nam.
Truyện Nợ tình chưa trả cho ai... cũng như truyện Trương Chi (số 43 và
Khảo dị) của ta có đề tài tình yêu vượt đẳng cấp, nổi bật là hình tượng trái
tim đông kết thành khối đỏ như son và trong như thủy tinh ("Khối tình
mang xuống tuyền đài chưa tan") của một trong hai nhân vật chính, khi gặp
những giọt nước mắt của "đối tượng" rơi vào mới chịu tan rữa. Tính chất
thần kỳ của hai truyện chỉ có thế. Có lẽ cốt truyện của cả hai đều chịu ảnh
hưởng ở cốt truyện Anh chàng mê công chúa của đồng bào Cham-pa vốn
đậm chất thần kỳ hơn nhiều, mà như Cô-xcanh (E.Cosquin) đã nói, đó là
trường hợp có thể lấy chất liệu từ truyện Ấn-độ.
Truyện Tấm Cám (số 154) như ta biết, là kiểu cốt truyện rất phổ biến trên
thế giới. Từ lâu các nhà cổ tích học gần như đều thừa nhận truyện được
phát sinh tại Ấn-độ. Một nhà nghiên cứu còn nói rõ thành phố Dva-ra-va-ti
(Dvâravâthi) là nơi truyện ra đời, nhưng điều đó thì chưa có gì làm xác
chứng. Riêng truyện của ta do người miền Nam kể, được sưu tập vào năm
1886, so với dị bản của Cham-pa tưởng đâu chỉ là một tấm gương hai mặt.
Vì thế, có nhiều người cho là cốt truyện Ấn-độ đi vào ta bằng con đường
Cham-pa. Trong truyện có tình tiết: khi Tấm chết, Cám mặc nhiên vào triều