KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2378

3. Cũng do chiều hướng tiếp thu các mô hình Đông nam Á ở các dân tộc
thiểu số miền Nam diễn ra mạnh mẽ và vốn có từ lâu, nên nhiều cốt truyện
của họ khi đi vào kho truyện của người Việt thì thực tế đã là những sơ đồ
phổ biến của cả khu vực này. Và ý nghĩa tích cực của sự tiếp thu là đã góp
phần chuyển dịch kho truyện chúng ta sát gần lại mô hình tư duy nghệ thuật
của cả một vùng rộng lớn, ở đó cộng đồng người Việt là một thành viên về
xã hội - địa lý.

Một loạt truyện loài vật có chủ đề con thỏ ranh mãnh có lẽ dân tộc ta tiếp
thu được từ phương Nam, vì các dân tộc ở đây (Cham-pa, Khơ-me (Khmer)
và từ người Xê-đăng, Ba-na (Bahnar) phía Bắc cho đến người Mạ, Xtiêng
phía Nam Tây-nguyên) đều có dị bản của mình. Không những thế, nó còn
là loại truyện của hầu hết các dân tộc ở Đông nam châu Á, có thể có cội
nguồn từ Ấn-độ.

Truyện Cái chết của bốn ông sư (số 200) nội dung có nhiều yếu tố kịch tính
gây cười: đầu tiên là cuộc đụng chạm giữa người nài và người kiếm mật,
tiếp đến là giữa hai người trên với bốn ông sư, và cuối cùng là giữa lão sãi
mê tín và mụ quán ranh mảnh, thuê có một nhưng bắt chôn những bốn,
v.v... Truyện này vốn lưu hành khá phổ biến giữa các dân tộc Đông-dương
theo Phật giáo: Khơ-me (Khmer), Lào, Thái-lan... nhưng truyền vào ta hẳn
là qua con đường Khơ-me (Khmer). Duy ở đây cũng cần chú ý một điểm.
Trong truyện Khơ-me (Khmer) Bốn ông lão ngốc đi tìm vợ có đề cập tới
một hiện tượng một vợ bố chồng; bản của Lào tình tiết rõ hơn: bốn chàng
trai chỉ tranh nhau lao đầu vào lấy mỗi mình cô em, trong khi nhà nọ có đến
hai chị em; đó là nguyên nhân gây nên cơn ghen giết người của cô chị. Từ
hiện tượng ấy, có người đã ngờ rằng cốt truyện ít nhiều là vết tích của một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.