KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2379

thời kỳ xa xôi, khi chế độ một vợ nhiều chồng (polyandri) đang chuyến hóa
nhưng chưa chịu biến mất hẳn.

Truyện Hà rầm hà rạc (số 152) cũng như truyện Hai anh em và con chó đá
(số 193) khai thác chủ đề từ mối mâu thuẫn giữa anh và em: anh tham lam
bị trừng phạt trong khi em nhờ làm thiện may mắn trở nên giàu có. Như các
nhà cổ tích học đã nói, đó là sự xung đột giữa thành viên "trưởng" với
thành viên "thứ" trong gia đình và trong thị tộc, là sự xung đột quyền lợi
giữa những con người đại diện cho bước khởi đầu phân hóa đẳng cấp. Hai
truyện này chúng ta tiếp thu được: một, từ đồng bào Tây-nguyên; một, từ
đồng bào Cham-pa, chúng cũng đã lan rộng ra nhiều dân tộc lân cận.

Đặc biệt, có truyện Sự tích hồ Gươm (số 26), một bức tranh có phần chắc
được chấm phá nên vào những thời kỳ dân tộc Việt đã trưởng thành mạnh
mẽ, biết mượn văn chương tự sự - truyền miệng để phơi bày bản lĩnh, cũng
biết ký thác vào văn chương triết lý sống an lạc thái bình. Thế nhưng, đề tài
gươm thần bảo vệ nước, bảo vệ giống nòi, với hình tượng lưỡi gươm và
cán gươm vốn đang rời rạc, khi ráp lại với nhau bỗng biến thành sức mạnh
vô địch, cũng đã lưu hành từ rất lâu ở nhiều dân tộc trong phạm vi Việt-
nam nói riêng và Đông nam Á nói chung, chưa biết đâu là chính gốc.
Người Cham-pa, người Khơ-me (Khmer), nhiều tộc người Tây-nguyên,
người In-đô-nê-xi-a (Indonésia)... đều có chuyện gươm thần riêng của mình
và ít nhiều đều trùng hợp với truyện của Việt-nam về mặt hình tượng, trong
số đó có truyện được nói đến từ thế kỷ III[11].

4. Đã nói đến mối liên hệ giữa truyện cổ tích của ta với truyện cổ các nước
Đông-dương và các nước Đông nam Á, không thề không nói qua ít nét gặp
gỡ giữa truyện của chúng ta với truyện cổ các nước Á - Úc. Nếu như bóng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.