Dạng sơ đồ 1:
Sự tích chim hít cô (số 5): cô và cháu sống gắn bó với nhau (cháu ở đây có
lẽ được cải biên từ nhân vật đứa trẻ mồ côi). Nhưng trời làm mất mùa đói
kém, lại vào ngày giáp hạt nên cả hai cùng bị cơn đói đe dọa. Ruộng lúa bắt
đầu chín, cô ốm nặng, cháu đi mót được một nắm thóc đem về xay giã, nấu
cháo. Khi cháu đi khỏi thì cô húp hết cháo. Cháu về, thất vọng, rủa cô
("Còn chút cháo đấy, hít nốt đi cô! Hít cô!"). Cháu chết, hóa thành chim hít
cô.
Chú ý: sơ đồ truyện này gắn rắt chặt với môi trường sinh hoạt lúa nước: sự
khốn khó truyền kiếp của người làm ruộng trong ngày giáp hạt; và cũng
gắn với môi trường thiên nhiên dân tộc: giống chim hít cô.
• Sự tích chim quốc (số 7): Quắc và Nhân là hai người bạn chí cốt, thương
nhau hết lòng. Sau khi xa nhau, Nhân lấy vợ phú thương trở nên giàu có,
còn Quắc vẫn nghèo khổ. Nhân không quên tình bạn, đón Quắc về cùng
sống. Nhưng vợ Nhân (con nhà buôn, lại không có những ngày hàn vi)
không chấp nhận. Xung đột nổ ra ngấm ngầm, đè nặng lên tâm trạng Quắc.
Quắc đành trốn đi, giả cách bỏ áo ở cửa rừng để che mắt bạn. Nhưng Nhân
vẫn vào rừng tìm Quắc, luôn miệng gọi "Quắc", cuối cùng chết hóa ra chim
quốc.
• Sự tích đá Bà-rầu (số 33): vợ xinh đẹp con thuyền chài, và chồng làm
nghề buôn chuyến, rất yêu nhau. Sau những ngày ái ân họ phải chia tay.
Chồng theo thuyền buôn ra đi. Thuyền gặp bão, nhiều tháng vắng bặt tin
tức. Nhưng rồi chồng trở về. Sự xa cách đã len mối nghi kỵ vào lòng chàng
trai. Vợ chồng mất yên ấm. Chàng lại bỏ ra đi. Sau nhiều năm tháng, chàng
mới trở về thì nhà vắng bóng vợ. Bỏ đi tìm, ra đến bến sông, vợ đã hóa đá.