KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2386

Trời tối bị lạc vào rừng, gặp một ngôi nhà giữa rừng, nhà có một cô gái mù
xinh đẹp đã biết trước mọi chuyện. Chàng được tiếp đãi ân cần nhưng vẫn e
sợ. Vì gặp bão, chàng phải ở lại, nhân đọc được những cuốn kinh Phật có
sẵn. Cô gái mù vốn là con một vị quan bỏ về ở ẩn, làm nghề nuôi ong. Do
mù, cô có một linh cảm đặc biệt, biết trước mọi chuyện xẩy ra. Cô biết
khoa thi ấy bị hoãn. Khi chàng trai vào thi quả như lời cô. Nhờ có đọc qua
sách Phật chàng trả lời được câu hỏi hóc hiểm của chủ khảo và thi đậu
trong khi người khác đều hỏng. Vinh quy trở về, qua rừng thì cô gái xinh
đẹp đã sáng mắt, đứng giữa một đàn ong vàng. Họ cưới nhau và hạnh phúc.
Sơ đồ câu chuyện không có gì thần kỳ. Lẽ ra đây là một cốt truyện hoàn
toàn thế sự, khai thác đúng quan hệ nam nữ truyền thống (nam: học trò
nghèo; nữ: con gái đẹp con quan thanh bạch; tác hợp sau khi công thành
danh toại). Nhưng yếu tố thần kỳ đã được sử dụng như một khả năng "thần
giao cách cảm" của nhân vật nữ, có tác dụng soi sáng tâm thức nhân vật
chính, giúp nhân vật đi đúng con đường đến đích. Yếu tố thần kỳ không
đậm nét nhưng cũng không đơn giản như ở sơ đồ I, nó đóng vai trò một sợi
dây vô hình nối liền mối quan hệ trai tài gái sắc, và làm cho một câu
chuyện không có gì bí ẩn, bỗng trở nên huyền ảo, thấm quyện hương sắc
trữ tình. Và nếu chúng ta thay mô-típ "tiên tri" của nhân vật nữ bằng một
mô-típ kỳ ảo rõ nét hơn (cô gái là ma hoặc có năng lực siêu nhiên) thì sơ đồ
sẽ lập tức biến sang dạng truyện Sự tích tháp Báo-ân (số 168).
2. Sau tiểu loại nửa thế sự là tiểu loại thần kỳ. Tiểu loại này chỉ có thể đếm
được rất ít. Và ngay giờ đây, vạch một số sơ đồ đặc thù cho tiểu loại cũng
là quá sớm, bởi lẽ những nhân tố huyền bí trong các truyện chưa được truy
nguyên đến nơi đến chốn để hiểu rõ các chặng đường biến thái của chúng
từ nguyên thủy đến trung đại. Ta chỉ có thể nêu một vài nhận xét về những
hình thức tồn tại muộn của chúng ở ba sơ đồ mà chúng tôi chưa nhìn thấy
rõ dấu vết truyện cổ tích thần kỳ nước ngoài can thiệp: Hà Ô Lôi[16] (số
116), Người thợ đúc và anh học nghề (số 122), Cây tre trăm đốt (số 125).
Cả ba sơ đồ đều nhấn mạnh xuất xứ của nhân vật thần kỳ: Đó không phải là
những người trần bình thường mà là con thần sinh ra (Hà Ô Lôi), hoặc có
khi chính là thần (thánh Khổng Lồ trong Nguời thợ đúc và anh học nghề).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.