vua Tàu, ăn bằng sạch món cá giả đầu người để trả đũa ngụ ý chơi khăm
của ông vua trịch thượng. Truyện còn có thêm một nhân vật phụ: một
người hàng thịt "tháp tùng trong chuyến đi của Lê Như Hổ đã trổ tài "gọi
mưa" theo kinh nghiệm đoán thời tiết của người làm ruộng lâu đời phương
Nam, làm cho vua quan "thiên triều" sững sờ kinh ngạc.
Nhưng đa số trường hợp, nhân vật anh hùng của dân gian đều bám sát lịch
sử, không cách điệu theo hướng phóng đại, cũng không kỳ vĩ hóa, chỉ sử
dụng hư cấu gần như một thủ pháp nghệ thuật thông thường (Quận He, số
97; Lê Văn Khôi, số 100). Mặc dầu vậy, sự hư cấu đã chắp cánh cho lịch
sử, cũng làm cho câu chuyện từ các mảnh truyền thuyết rời rạc đi đến một
kết cấu hoàn chỉnh hơn. Ví dụ ở truyện Quận He, các biểu hiện tương phản
về tính cách giũa nhân vật chính (Nguyễn Hữu Cầu) và nhân vật cản trở
(Phạm Đình Trọng), diễn ra ngay từ lúc còn là đôi bạn học, cho đến những
cuộc chạm trán nảy lửa giữa chiến trường, càng làm tôn phong độ nhất
quán (phóng khoáng, cao cả) của nhân vật chính. Hay ở truyện Lê Văn
Khôi, tình tiết vua Minh Mạng học tập trò chơi đánh trận của trẻ chăn trâu
nhờ đó hạ được thành Phiên-an, là một kết cục hoàn mỹ cho câu câu
chuyện, lại vừa có tính trào phúng cao.
Cần phân biệt qua số truyện cổ tích của chúng ta xét về kiểu cốt truyện (cái
bất biến thì vẫn thuộc tiểu loại lịch sử, nhưng ở một số tình tiết đã có vay
mượn phần nào cổ tích quốc tế. Chẳng hạn trong truyện Giảp Hải (số 149)
có mô-típ nhân vật chính mua được một con rùa nhỏ sắp bị giết, vô tình
cứu được con gái Long vương. Mô-típ này sẽ dẫn tới những biến thái khác
nhau (cái khả biến), được lặp lại nhiều lần trong khá nhiều cốt truyện: một
cô gái xinh đẹp tuyệt trần sẽ từ trong con rùa mua được hiện ra (Giáp Hải) -
hay từ quả thị (Tấm Cám), hay từ bức tranh (Tú Uyên) - để sửa soạn cơm
nước ngon lành cho ân nhân và dọn dẹp cửa nhà sạch sẽ, ngăn nắp. Ở
truyện Bùi Cầm Hổ (số 79) có mô-típ nhân vật chính lý giải được vụ án oan
ức về nồi cháo lươn giết chồng, hay là ở truyện Rắn báo oán (số 158), có
hình tượng con tinh rắn báo thù đến mấy đời, v.v... những mô-típ và hình
tượng này đều đã có bóng dáng trong tịch cổ Trung-quốc, có thể truyện của
Việt-nam chịu ảnh hưởng từ đấy. Trong điều kiện yếu tố vay mượn chỉ