KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2438

mãn với những cách chia quá vụn vặt và phần nào tâm đắc với Trương Tửu
khi ông chia truyện truyền miệng thành hai loại: loại thần kỳ và loại thế sự.
Áp dụng cho cổ tích, ông đưa ra một bảng phân loại mới gồm 3 loại như
sau: 1. Cổ tích thần kỳ (trong lần in thứ nhất, 1957, ông gọi là cổ tích hoang
đường; lần in thứ 5, 1972, mới đổi là cổ tích thần kỳ); 2. Cổ tích thế sự; 3.
Cổ tích lịch sử. Từ bấy đến nay, ý kiến của ông cũng được bàn bạc khá
nhiều. Trong khi M. Durand cho rằng cách phân loại này "cũng hình thức
không kém gì những người trước ông" (bản dịch đã dẫn, tr. 496), thì Đinh
Gia Khánh và Chu Xuân Diên lại coi "Nguyễn Đổng Chi... đã đưa ra cách
phân loại tương đối hợp lý"[6], mặc dầu hai ông vẫn đề nghị không nên
tách riêng cổ tích thần kỳ thành một loại, vì "truyện cổ tích lịch sử và
truyện cổ tích thế sự nào cũng có yếu tố hoang đường (chính Nguyễn Đổng
Chi cũng nhận như vậy). Và lại không có truyện cổ tích hoang đường nào
mà lại không phản ánh lịch sử hoặc phản ánh đời sống thế tục"[7].

Về ý kiến của Durand muốn quay trở lại cách phân loại dựa vào tư tưởng
chủ đề (thème) của cổ tích mà không tính đến các phương thức biểu hiện
của nó, đến nay có lẽ không cần bàn giải cũng đã ngã ngũ. Phương pháp xã
hội học thuần túy kiểu này không còn được mấy ai trong giới nghiên cứu
folklore chấp nhận. Còn ý kiến của Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên
muốn gạt bỏ truyện cổ tích thần kỳ ra khỏi bảng phân loại thì với thời gian
cũng đã tỏ ra không hợp lý, nếu ta biết rằng cổ tích thần kỳ đã thành tên gọi
một loại hình có ý nghĩa thế giới, là loại hình cổ tích chiếm tỷ lệ áp đảo về
số lượng ở Ấn-độ, Ai-cập, Hy-lạp và nhiều Âu Tây. Có thể nói, do lăn lộn
từ lâu giữa một "kho tàng" cổ tích dân tộc giàu có, lại có điều kiện tham
khảo, đối sánh với các "kho" cổ tích của nước ngoài, Nguyễn Đổng Chi đã
nắm rất vững đặc điểm loại hình của từng kiểu truyện cổ tích, và chỉ ra rất
trúng ba loại truyện vốn thực sự tồn tại trong kho tàng truyện cổ tích Việt-
nam. Đặc biệt, ông đưa vào bảng phân loại một loại hình chưa được mấy ai
nói là cổ tích lịch sử, hình như cũng là một loại hiếm thấy trong truyện cổ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.