KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2439

tích nhiều nước Á Âu. Giải thích điều đó như thế nào? Nguyễn Đổng Chi
nói: "Truyện cổ tích lịch sử có thể là một thể loại mang đậm nét đặc thù của
truyện dân gian Việt-nam, bởi lẽ con người Việt-nam xưa nay do điều kiện
lịch sử luôn luôn phải chống ách đô hộ xâm lược để bảo vệ nền độc lập,
nên trong tâm thức vẫn gắn bó với "xã tắc", và do đó thường xuyên có cái
nhìn "lịch sử hóa" đối với mọi hiện tượng, sự vật" (tr. 76-77). Xuất phát từ
những điều kiện lịch sử đặc thù tạo nên cảm quan riêng của người Việt để
đi tới cân nhắc sự tồn tại của một kiểu tư duy nghệ thuật nào đấy mà những
cộng đồng khác không có hay không thường xuyên sử dụng, thiết tưởng đó
là cách suy xét hợp lý, đáng được ghi nhận. Thật ra gọi "cổ tích lịch sử" là
cách gọi cụ thể hóa hơn nữa đối với một loại hình mà ở Tây Âu vẫn xếp
vào một "kho" chung với cái tên truyền thuyết (légende). Chứng tỏ trong
nghiên cứu, Nguyễn Đổng Chi luôn luôn có cách suy nghĩ độc lập.

3. Trong các phần sau, Nguyễn Đổng Chi còn tiếp tục đào sâu vào đặc điểm
tư duy của người Việt, lấy đó làm chỗ dựa chính để khái quát các đặc điểm
của truyện cổ tích Việt-nam. Cách khái quát của ông thoạt nhìn không có gì
đao to búa lớn, nhưng lại được đặt trên một nền tảng tri thức rộng và sâu,
nên chứa đựng trong đó nhiều điều mới mẻ. Ông cho rằng truyện cổ tích
thần kỳ của người Việt chiếm một số lượng có phần ít ỏi, quy mô phóng đại
của hình tượng thần kỳ không lớn và tần số phóng đại cũng không nhiều.
Để có được kết luận này, ông đã phải làm nhiều bảng thống kê tỷ mỷ, về số
lượng truyện thần kỳ và về các kiểu loại mô-típ thần kỳ. Không những thế,
ông còn đặt truyện cổ tích thần kỳ dân tộc - với sắc thái riêng của nó như đã
tìm thấy - trong tương quan so sánh với các biểu hiện tư duy của con người
Việt-nam: "ít khi xa rời lý trí thế tục" (tập V, tr. 2426), "chịu sự ràng buộc
của tâm lý thực tiễn " (tr. 2428), "ít chứa đựng cảm quan tôn giáo" (tr.
2428)... và vạch ra biểu đồ về sự chi phối của các dấu ấn tư duy nói trên đối
với quá trình hình thành "tâm lý sáng tạo nghệ thuật dân tộc" (tr. 2428),
nhất là "con đường vận hành của truyện cổ tích..., trong đó sự thanh lọc các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.