KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2459

tồn và có ảnh hưởng sâu đậm ở giữa đời sống. Những câu chuyện này đã
sớm được các trí thức phong kiến Việt-nam ghi chép trong những tác phẩm
khởi đầu như Báo cực truyện, Giao-chỉ ký, Ngoại sử ký (thế kỷ XII), Việt
điện u linh (Lý Tế Xuyên), Lĩnh-nam chích quái (Trần Thế Pháp, Vũ
Quỳnh, Kiều Phú, thế kỷ XIV-XV). Rồi những tập Đại-việt sử ký toàn thư |
(Ngỗ Sĩ Liên), những tộc phả hoặc thần phả do Nguyễn Bính biên soạn,
Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), Thiên Nam văn lục (Nguyễn Hàng),
Công dư tiệp ký (Vũ Phương Đề), Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Điểm),
Tang thương ngẫu lục (Phạm Đình Hổ - Nguyễn Án), Vũ trung tùy bút
(Phạm Đình Hổ), Kiến văn tiểu lục (Lê Quý Đôn), Lịch triều hiến chương
loại chi (Phan Huy Chú), Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh), Đại-nam nhất
thống chi, Đại-nam liệt truyện tiền biên (Quốc sử quán triều Nguyễn), Vân
nang tiểu sử (Phạm Đình Dục)... Nguyễn Đổng Chi đã có con mắt tinh đời
khi tiếp cận lại giá trị nhiều mặt của những tác phẩm trên và mạnh dạn tách
ra từ đó nguồn truyện kể phong phú của dân gian, làm sống trở lại giọng
điệu, phong cách dân gian cho hầu hết những câu chuyện vốn đã được định
hình bởi các nhà văn bác học. Đó là một ý hướng khoa học chính đáng, bởi
lẽ trước khi trở thành văn bản cố định, các tác phẩm này đã sống trong lòng
quần chúng một cách hồn hậu, đúng như nhận xét của Vũ Quỳnh: "Từ đứa
trẻ đầu xanh đến cụ già tóc bạc đều truyền tụng và yêu dấu" (Tựa Lĩnh-nam
chích quái liệt truyện, 1492)[3].

Không phải chỉ "tìm sử trong truyện, tìm truyện trong sử" ở những tác
phẩm trên, Nguyễn Đổng Chi còn thu thập tư liệu từ hàng loạt tác phẩm
khác xuất hiện vào thời cận đại, như Truyện khôi hài (1882), Ước lược
truyện tích nước Nam (1887), Chuyện đời xưa lựa ngón lấy những chuyện
hay và có ích (1888) của Trương Vĩnh Ký, Chuyện giải buồn của Huỳnh
Tịnh Của (1880), Tập san Du Lâm và quan sát (Landes, 1886), Truyện đời
xưa mới in ra lần đầu hết (Génibrel, 1899), Nam hải dị nhân liệt truyện
(Phan Kế Bính), Truyện Trương Chi (Chu Ngọc Chi, 1928), Truyện Đức
Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương (Lê Triệu Hoàn - Trần Trung Viên,
1929), Truyện cổ nước Nam (Nguyễn Văn Ngọc, 1932), Tô thị vọng phu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.