KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2460

(Nguyễn Thúc Khiêm, 1936)... cùng nhiều sách báo tiếng Việt, tiếng Pháp
khác, v. v... Ngoài ta, Nguyễn Đổng Chi còn dựa vào nguồn tài liệu không
kém phần lý thú: các bản thần tích, thần phả ở miếu đền, các đạo sắc phong
thần, các bản xã chí ở nhiều địa phương khác nhau trong cả nước.

Trong tình hình tư liệu có thể, Nguyễn Đổng Chi lại mở rộng thêm phạm vi
nghiên cứu, hướng về một mảng khá nhiều những tác phẩm của Trung-
quốc và Ấn-độ - "hai nền văn minh vĩ đại và cổ kính trên thế giới, lại gần
gũi về không gian với Việt-nam" - trong đó có chứa đựng những dị bản
truyện cổ tích hoặc có liên quan tới truyện cổ tích. Đối với thư tịch Trung-
quốc, ông quan tâm tới những chuyên tập như: Liệt tiên truyện (Lưu
Hướng), Cao sĩ truyện (Hoàng Phủ Mật), Bác vật chi (Trương Hoa, thế kỷ
III), Thần tiên truyện (Cát Hồng), Sưu thần ký (Can Bảo, thế kỷ IV), Thần
dị kinh, Sưu thần hậu ký, linh ứng lục, U minh lục, Minh tường ký, Dị uyển
(thế kỷ VII), Lục dị ký, Văn kỳ lục, Dậu dương tạp trở (thế kỷ IX), Thái-
bình quảng ký (thế kỷ X), Văn kiến tiền lục, Văn kiến hậu lục, Tục bác vật
chi (thế kỷ XIII), Bao Công kỳ án, Tây dương ký (thế kỷ XVI), Liêu trai
chí dị, Tân tề hài (thế kỷ XVIII). Bên cạnh đó là những thư tịch khác, tuy
không phải chuyên tập nhưng cũng chứa đựng rất nhiều yếu tố truyện cổ
như sử ký thì có Sử ký, Tà truyện...; địa lý có Thủy kinh chú, Sơn hài kinh;
tiểu thuyết có Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Kim cổ kì quan, Cổ kim tiểu
thuyết; giáo huấn có Nhị thập tứ hiếu, Ám thất đăng...v.v...

Nguyễn Đổng Chi cũng tìm tới các truyện cổ tích được ghi chép trong các
bộ kinh sách lớn của Ấn-độ mà học giả phương Tây từ thế kỷ trước đã đánh
giá rất cao và coi chúng là nguồn gốc duy nhất của truyện cổ tích thần kỳ
thế giới, bởi chúng giữ lại được khá nhiều sắc thái quái dị hoang đường
nguyên thủy. Đó là các kinh như: Kinh Vêđa (khoảng 2. 500 - 500 năm
trước CN), Avađana Jataka (Lịch sử các tiền kiếp của đức Phật, thế kỷ III
trước CN), Bộ kinh Mahabharata (thế kỷ II trước CN - IV sau CN),
Kathaxaritxagara (Biển truyện, thế kỷ II, III- IV), Panchatantra (thế kỷ II -
V), Brithatcatha (thế kỷ II hoặc từ thế kỷ III- thế kỷ V), Vêtala (thế kỷ IX),

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.