KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 2466

tích một cách rành mạch được? Chắc chắn không phải. Nhưng nếu chỉ căn
cứ vào hình thức, vào những yếu tố tạo nên cái vẻ bề ngoài của truyện cổ
tích để phân loại, thì chỉ mới nhìn vào hiện tượng mà chưa nắm được bản
chất" (tập I, tr.55).

Trên thực tế, Nguyễn Đổng Chi đã nắm vững và giải quyết khá triệt để
những vấn đề cơ bản của thể loại truyện cổ: vấn đề ranh giới, biên độ, cùng
vấn đề nguồn gốc, con đường phát triển của truyện cổ tích, v.v... Điều đó đã
giúp ông đưa ra được một quan điểm phân loại truyện cổ tích hợp lý và
nhất quán.

Từ việc trình bày bộ kho tàng truyện cổ tích Việt-nam tiến tới việc nắm
vững đối tượng này về mặt tổng thể như trên, Nguyễn Đổng Chi đã cố gắng
thử xác định một cách hệ thống, ở mức độ bao quát, những đặc điểm của
truyện cổ tích Việt-nam. Ông chú tâm vào những yếu tố tưởng tượng thần
kỳ của loại hình truyện cổ tích Việt-nam, chất liệu đời sống của truyện cổ
tích Việt-nam và truyện cổ tích Việt-nam với vai trò người phụ nữ, ước mơ
tình yêu và hôn nhân tự do... Từ đó, truyện cổ tích Việt-nam đã được
Nguyễn Đổng Chi quy tụ ở bốn đặc điểm:

1- Yếu tố tưởng tượng trong loại hình truyện cổ tích Việt-nam nói chung ít
xa lạ với nhân tính; loại truyện sinh hoạt chiếm một tỷ lệ tương đối cao,
loại truyện thần kỳ, truyện loài vật, truyện phiêu lưu mạo hiểm chiếm một
tỷ lệ tương đối thấp.

2- Truyện cổ tích Việt-nam thấm đậm chất liệu đời sống xã hội Việt cổ, là
biểu tượng nghệ thuật của cái hiền hòa, nhân ái, hay tính chừng mực trong
tâm lý dân tộc.

3- Tính cách phê phán hiện thực khá đậm trong truyện cổ tích Việt-nam,
nhân vật tích cực thường tỏ ra không bằng lòng với trật tự tập tục có sẵn,
phản ứng lại cái ty tiện tầm thường.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.