cha con Kroln (Julius Kroln và Karle Kroln), với người đại diện xuất sắc và
cũng là người tiếp tục là Anti Aame và Stith Thompson... Với cái nhìn trân
trọng, ông khẳng định: "Mặc dầu không thể không cảnh giác trước bao
nhiêu ý kiến lệch lạc của các trường phái này, trong đó có những thiên kiến
hẹp hòi, thậm chí có người đã sa đà vào chủ nghĩa chủng tộc, người ta vẫn
không khỏi ngạc nhiên trước những thành tựu to lớn mà các trường phái
nói trên đã tổng hợp được. Nó cho phép gạn lọc để đi dần tới một phương
pháp thực sự đúng đắn, qua đó có thể nhìn nhận truyện tự sự dân gian của
mọi dân tộc như là một di sản tinh thần thống nhất, với những đặc trưng
thống nhất về tư tưởng cũng như loại hình" (tập V, tr.2520-2521).
Thông qua việc tiếp cận với các trường phái, Nguyễn Đổng Chi đã xác
định: trong bối cảnh chung hiện nay "không phải là sự so sánh đơn thuần
mà phải bằng cách nghiên cứu rộng rãi theo phương pháo lịch sử - loại
hình" mới có thể hiểu và giải quyết thấu triệt các mối quan hệ nhằm nghiên
cứu truyện cổ tích một cách khách quan và có hiệu quả nhất (tập V, tr.2526-
2528).
Xuất phát từ cách nhìn nhận đó, Nguyễn Đổng Chi đã đi tới việc tìm cái
"chung" và cái "riêng" của loại hình truyện cổ tích Việt-nam. Ông đặt
truyện cổ tích Việt-nam trong mối quan hệ giao lưu quốc gia và quốc tế, để
từ đó ông khẳng định sự thu hút tinh hoa của truyện cổ tích Việt-nam là từ
nguồn trong nước với kho truyện cổ của các dân tộc anh em, và nguồn
trong nước với kho truyện cổ của các dân tộc anh em, và nguồn nước ngoài
với chủ yếu là kho truyện Ấn-độ và Trung-hoa bộn bề, phong phú. Cũng từ
đấy ông có cơ sở để nêu lên nguồn gốc bản địa của truyện cổ tích Việt-nam
với các tiểu loại thần kỳ, tiểu loại lịch sử, tiểu loại nửa thế sự, tiểu loại thế
sự... Mỗi nhóm đều ăn sâu bén rễ lâu đời trong cội nguồn tư duy văn hóa
Việt-nam.
*