KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 58


Nghiêm Toản và Thanh Lãng cũng như một số người đã không dựa trên
một tiêu chuẩn xác đáng nào trong khi chia truyện cổ thành những loại
truyện như truyện mê tín hoang đường, truyện ma quỷ, truyện thần tiên,
truyện ái tình, truyện luân lý, truyện tòa án, truyện nói về người, truyện nói
về vật, v.v...[1]Bởi vì trong những loại truyện luân lý ngụ ngôn, truyện
phúng thế hài đàm đâu phải không có những truyện có tính chất mê tín
hoang đường. Và ngược lại, trong những loại truyện ma quỷ, truyện thần
tiên, cũng chẳng phải là hiếm những đề tài có tính chất ái tình, luân lý?


Cách chia của Nguyễn Văn Ngọc trong bài "Mào đầu" quyển Truyện cổ
tích nước Nam
cũng chưa đem lại cho ta một sự phân biệt dứt khoát[2].
Ông quan tâm nhiều đến tính thống nhất về mặt hình thức của những loại
truyện cổ khác nhau. Chẳng hạn những truyện có kết thúc bằng những câu
phương ngôn lý ngữ được ông liệt vào một loại, những truyện có xen lẫn
câu ca hài hát lại được chia thành một loại khác. Nhưng quá thiên về hình
thức, thậm chí không quan niệm được tính chất linh động của truyện cổ về
mặt hình thức, tác giả rốt cuộc đã không vượt khỏi chủ nghĩa hình thức đơn
thuần.


Có người không phân loại nhưng có ý sưu tập riêng một số truyện, cho đây
là những truyện của trẻ em (đồng thoại) để mặc nhiên phân biệt với truyện
của người lớn. Nếu có thể cho đây là một tiêu chuẩn thì cái tiêu chuẩn phân
loại theo đối tượng thưởng thức ấy kể ra cũng không có gì là phân minh,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.