Lang định đan rọ để dìm Cuội xuống sông cho chết. Cuội biết ý nói với
người ta rằng: - "Ngâm tôi xuống nước, tôi sống ba năm, còn đặt trên cạn
tôi chỉ sống được ba ngày". Lang nghe lời, bèn đặt rọ nhốt Cuội ở chuồng
trâu chờ trâu về chuồng sẽ giẫm chết. Ngồi một lúc, Cuội gặp một bà già
nhà lang đau mắt đi tìm thuốc qua đó. Cuội bảo cứ vào đây ngồi khắc khỏi.
Chiều lại, trâu về chuồng đạp chết bà già.
Thấy Cuội vẫn chưa chết, lang định bỏ rọ Cuội ném sông. Cuội cười vang
lên cố làm cho lang tin rằng "bè bưởi thì chìm, bè đá thì nổi". Vì thế lang
cho trẩy nhiều bưởi buộc cùng với rọ Cuội ném xuống sông. Rọ Cuội trôi
một quãng xa xuống bến dưới nhờ bưởi lại nổi lên. Cuội bèn đóng một
gánh xuống mường dưới tìm đến nhà một lang khác nói bưởi của lang mình
đưa đến biếu và xin muốn một con trâu đực vềlàm giống. Được trâu, Cuội
trở về mường mình nói dối là xuống nước biếu bưởi cho vua Thủy được
vua Thủy tặng lại một trâu đưa về. Cuội lại nói thêm. Giá có một bè đá cho
vua Thủy thì vua sẽ tặng voi. Lang động lòng tham chui vào rọ có buộc đá
để Cuội ném xuống sông.
Trong sách Truyện cổ tích miền núi có truyện Nhà lang với anh Tới của
đồng bào Mường cũng là một dị bản của truyện Cuội, có phần giống với
truyện của các dân tộc khác hơn là truyện của ta.
Một người dân tên là Tới làm cho một tên lang nọ tức điên ruột vì những
hành động chống đối của mình. Lang muốn bỏ Tới vào túi ném xuống
sông. Tới bảo: - Túi bằng vải sẽ không ngăn được hồn ma trở về, chỉ có túi
giấy là ngăn được". Lang bèn làm túi giấy, Tới nhờ vậy không chết. Tới bắt
trâu lang dắt đến nhà lang, nhận là trâu mình do vua Thủy cho. Lang không
chịu, Tới hỏi: - "Trâu của lang có mấy hàm răng?" - "Hai hàm" - "Vậy trâu