1412
Còn nhiều truyện nữa như Thạch Sanh (số 68), Bạc hơn cầm thú (Khảo dị số
48), v.v... ñều có chứa ñựng những mô-típ phổ biến của quốc tế nhưng sắc thái
biểu hiện thì có nhiều nét gần gũi với truyện Ấn-ñộ, có lẽ bắt nguồn từ Ấn-ñộ.
Lại cũng có một số hình tượng hoặc tình tiết thần kỳ nằm lẫn trong một số cốt
truyện nào ñấy mới ñọc qua không có gì ñáng nói, nhưng nếu truy tìm kỹ sẽ thấy
ñó là truyền thống sáng tác chịu ảnh hưởng từ bên ngoài. Ví dụ hình tượng rắn
hóa thành vàng (hay ngược lại vàng hóa ra rắn khi lọt vào tay kẻ không có số
ñược hưởng). Hình tượng này chỉ giới hạn trong một vài mô-típ quen thuộc lưu
hành ở một số dân tộc; chẳng hạn gần gũi với ta ở vùng Đông nam Á thì có các
bản của người Kinh, Mường, Tày, Miến-ñiện (Myanmar)... (Xem Khảo dị, số
151). Hóa ra chúng ñều tiếp thu từ một "bản gốc": bản trong Tạp bảo tạng kinh,
vốn ñược dịch ra chữ Hán từ năm 472. Có nghĩa là về mặt thời gian, "bản gốc"
ñược nhập tịch theo lối truyền miệng vào các dân tộc nói trên, có thể còn sớm
hơn nữa, mà cội nguồn phát sinh phải là nơi ra ñời của ñạo Phật.
Hình tượng rắn (hay chằn tinh) phun lửa trong Sự tích công chúa Liễu Hạnh
(số 137), Thạch Sanh (số 68), v.v... cũng vậy. Theo A-ni-kin (V. P. Anikine) thì
nên liên hệ ñặc ñiểm này của con rắn cổ tích với việc thờ lửa
1
. Cả hình tượng rắn
phun lửa lẫn việc thờ lửa ñều có thể dễ dàng tìm thấy trong kho tàng truyện cổ
cũng như phong tục cổ ở Ấn-ñộ nếu như ta không muốn tìm xa hơn, chẳng hạn ở
châu Phi.
Một loại hình tượng cũng không thể bỏ qua là tướng người của các nhân vật
cổ tích. Chúng là những dấu hiệu ñáng kể, mách bảo cho ta nhiều ñiều về xuất
xứ của các quan niệm tín ngưỡng mà dân gian vẫn lưu truyền. Ví dụ "tay dài quá
gối, răng liền một hàng, trên trán có ba ñường chỉ ngang" là tướng của Ba Vành
(số 101), dấu hiệu báo tin một nhân vật phi thường, trong ñó "cánh tay dài quá
gối" thường ñi cùng với "ñôi vành tai dài và dày", vốn là hai trong những tiêu
chí về hình ảnh ñức Phật (kể cả hình ảnh mẫu dùng ñể tạo tượng Phật) ñược ñưa
ñến Trung-quốc (và có thể cả Việt-nam) vào những thế kỷ ñầu công nguyên
2
.
Nhà văn dân gian Việt-nam sở dĩ không muốn sử dụng tiêu chí thứ hai "hai vành
tai dài và dày" gán cho tướng mạo nhân vật Ba Vành vì có lẽ tiêu chí này mang
1
V.P. A-ni-kin (V.P. Anikine). Cổ tích dân gian Nga, Mát-xcơ-va, 1959, dẫn trong Sáng tác
dân gian là một loại hình nghệ thuật, của K. C. Đa-vle-xtốp (K. C. Davlestov).
2
Quý Tiễn Lâm 季 羡 林, nhà nghiên cứu tiếng Phạn của Trung-quốc có cho biết các sử gia
xưa của Trung-quốc, kể từ Trần Thọ 陳 壽 (233-297) viết Tam quốc chí 三 國 志 cho ñến
các soạn giả Tấn sử 晉 史, Bắc triều sử 北 朝 史 ñều sử dụng những yếu tố miêu tả này của
văn học Phật giáo: hai tay dài quá gối (Sthitanvanataja nupralambahun) và ñôi tai dài và dày
(Pinayakarnah) làm công thức ñể miêu tả hình dáng một ông vua khác thường. Chỉ bắt ñầu từ
ñời Tùy (thế kỷ VI-VII), chúng mới biến khỏi những tác phẩm lịch sử nhưng vẫn tiếp tục tồn
tại trong truyền thống truyền miệng và văn học tự sự, như là tiêu chí của một người ñã ñược
số phận thích dấu (Theo B. Rip-tin (B. Ryftine), sách ñã dẫn).