1414
mật ñộ thưa, ñã từng theo làn sóng di cư, hoặc từ ngoài vào, hoặc từ một nơi nào
ñó trong nước chuyển ñến một nơi mới, thế rồi do cuộc sống ñưa ñẩy mà phân
tán thành nhiều vùng, mang nhiều tên gọi khác nhau. Trong quá trình lịch sử
hàng trăm, hàng nghìn năm, tất yếu diễn ra những sự xô ñẩy nhau, hòa hợp nhau,
thậm chí pha trộn nhau, nhưng nói chung, ai nấy ñều lần lượt gắn mình vào cộng
ñồng quốc gia chung, dưới một thể chế nhà nước thống nhất do dân tộc chủ thể
ñiều khiển. Dù sao mỗi dân tộc vẫn bảo vệ sắc thái riêng của mình, nên cũng
trong quá trình chung sống lâu dài ấy, kho tàng truyện cổ của từng dân tộc vẫn
ñược bảo lưu, tích lũy; và ñó là vốn liếng tinh thần quý giá luôn luôn ánh xạ lẫn
nhau trong mối quan hệ hội nhhập và giao lưu văn hóa diễn ra ngấm ngầm
nhưng liên tục, sâu sắc trên suốt chiều dài lịch sử của các cộng ñồng trong quốc
gia. Các dân tộc sẽ không ngừng cung cấp cho nhau một cách tự phát những sơ
ñồ, mẫu ñề, mô-típ trong việc hoán cải cũng như sáng tác truyện cổ. Kết quả là
hàng loạt những dị bản xung quanh từng loại cốt truyện ñã ñược hình thành, như
các chuỗi sợi ñan dệt kho truyện cổ tích của người Việt với kho truyện cổ tích
của các dân tộc anh em thành một mạng lưới sống ñộng, gắn bó khăng khít. Tìm
hiểu các hiện tượng liên kết ña dạng này chắc chắn còn giúp chúng ta nhìn sâu
vào nhiều mối quan hệ lâu dài hơn, không phải chỉ trong tư duy nghệ thuật,
truyền thống sáng tạo mà cả trong tập quán sinh hoạt, phong tục, tín ngưỡng, lời
ăn tiếng nói và có thể cả nguồn gốc chủng tộc... giữa nhiều tộc người trên dải ñất
Việt-nam.
1. Trước hết là truyện của các dân tộc thiểu số miền Bắc. Đáng kể là những
dân tộc vốn sống xen kẽ với người Kinh từ lâu, ñã từng có một lịch sử giao lưu
ñậm ñà thân mật, như Tày, Nùng, Mường, Thái, Khơ-mú, Dao, v.v... Kho truyện
tự sự của họ có nhiều loại hình ñặc biệt ñộc ñáo, ví dụ người Tày, Nùng có các
truyện thơ; người Mường, Thái có các bài mo kể truyện, ñều là văn học thành
văn truyền miệng. Nói chung kho truyện cổ của họ còn ñể lại nhiều huyền thoại
và nhiều truyện thần kỳ.
Truyện Ông Dài, ông Cộc hay là Sự tích thần sông Kỳ-cùng (số l67) có ñề tài
về hai con rắn làm con nuôi của một cặp vợ chồng già, về sau một con vô ý bị
chặt cụt ñuôi, tính khí trở nên dữ tợn, gây nhiều chuyện rắc rối cho cả một vùng,
mà rắc rối nhất là việc rắn hóa phép cướp vợ người. Truyện này lưu hành phổ
biến trong vùng người Tày, người Kinh ở khu vực Đông bắc; những dị bản của
nó có nhiều, lan vào tận Nghệ - Tĩnh và lên ñến cả xứ Mường, thường gắn bó
với tín ngưỡng của những ñịa phương truyện lưu hành. Có lẽ cốt truyện liên
quan ñến tục sùng bái rắn (hay thuồng luồng), ñồng thời lại cũng phản ánh tập
tục hôn nhân cướp ñoạt mà trước ñây không lâu, dấu vết vẫn còn ñậm ở một số
tộc người nơi biên giới. Và theo chúng tôi, truyện này và truyện Nguyễn Thị
Bích Châu (số 177) tuy là hai ñề tài khác nhau nhưng chủ ñề vẫn có mặt thống
nhất, ñó là rắn (hay giao long) lấy người trần làm vợ bằng một cuộc hôn nhân