1415
cưỡng bức. Trước ñây Phrê-dơ (J.G. Frazer) ñã từng lưu ý chúng ta về những
truyện có nói ñến sự hy sinh của một nhân vật nữ bị ñem hiến cho thần Nước,
hay là cưới vợ trần cho thần Nước, hay cả việc bắt người ñể cúng thần, v.v...
1
. Ở
Việt-nam, hình thức hiến tế phụ nữ cho thần Nước mãi ñến nửa ñầu thế kỷ XV
vẫn còn, như câu chuyện Lê Quý Đôn ghi ñược trong Đại-việt thông sử về cái
chết tình nguyện của người vợ thứ Lê Lợi - mẹ Lê Thái Tông sau này - tại làng
Trào-khẩu trên bờ sông Lam, thuộc huyện Hưng-nguyên (Nghệ-an) vào năm
1425, nhằm ñáp ứng lời cầu xin của thần Phổ Hộ "muốn cưới một người vợ
thiếp trần gian", ñể thần "ngầm giúp ba quân ñánh thắng giặc"
2
. Sự ñồng dạng
khá rõ giữa lịch sử và truyền thuyết là một bằng chứng về tính phổ biến của tập
tục khiến ta còn có thể xâu chuỗi các mô-típ trên với những mô-típ khác như
Tiêu diệt mãng xà (số 148), v.v... Tuy nhiên, như trên ñã ñề cập, mỗi khi truyền
thuyết ñịa phương ñược nhà văn dân gian nâng lên thành một tác phẩm có kết
cấu hoàn chỉnh, thì nó ñạt ñược khả năng khái quát nghệ thuật rộng lớn, vượt xa
dạng ghi chép thô sơ buổi ñầu (như một số dị bản còn giữ lại).
Truyện Sự tích ñá Vọng-phu (số 32) nội dung nói về việc anh em ruột thịt lấy
nhầm phải nhau (hay là hôn nhân tiền ñịnh) là kiểu cốt truyện có nguồn gốc bản
ñịa, có thể xuất phát từ một truyền thuyết nào ñó của ñồng bào Tày vùng Lạng-
sơn, nơi có ngọn núi mang tên Vọng-phu. Cần phân biệt truyện núi Vọng-phu
của người Việt với truyện núi Vọng-phu của Trung-quốc, ở chỗ tuy cùng một
nhan ñề, cùng một kết thúc, nhưng khác chủ ñề. Chủ ñề truyện của ta là hôn
nhân tiền ñịnh giữa anh với em, so với những truyện hôn nhân tiền ñịnh mang
tính quốc tế cũng có khác
3
. Theo Cao Huy Đỉnh thì, nó "bắt nguồn từ một hiện
tượng hôn nhân rất cổ mà các xã hội văn minh về sau nhất ñịnh phải kết án. Vì
vậy cốt truyện chuyển dần sang một sự không may, một sự ly tán rồi một sự lầm
lẫn tình cờ rất xót xa của một ñôi trai gái ruột thịt nghèo khổ trở nên thành vợ
chồng"
4
. Truyện về sau sẽ lan truyền gắn bó với những ñịa ñiểm khác có núi ñá
hình dạng mẹ ôm con (ngoài Lạng-sơn còn có Thanh-hóa, Bình-ñịnh), mỗi nơi
lại xuất hiện một vài dị bản, nhưng vẫn cố gắng bảo lưu chủ ñề vốn có.
Truyện Thánh Gióng (số 134): hình như ngay từ buổi phôi thai, việc hoàn
chỉnh hình tượng nghệ thuật Gióng ñã có sự ñóng góp, tu sức bởi truyện Lệnh
1
Phơ-rê-dơ (J.G. Frazer). Nguồn gốc huyền diệu của ngôi vua, Pa-ri, 1920.
2
Lê Quý Đôn. Đại-việt thông sử. tr. 119. Chúng tôi ñoán rằng ñến giữa thế kỷ XV khi Lê
Thánh Tông lên ngôi, áp dụng mô hình Nho giáo vào bộ máy nhà nước, thì các tập tục cổ
truyền nào quá xa với lý tính ñều bị bãi bỏ, trong ñó có tập tục hiến tế ñã nói. Và sử sách của
nhà nho cũng xóa bỏ hết các sử liệu về những việc làm họ coi là man rợ.
3
Về chủ ñề này, Cô-xcanh (E. Cosquin) ñã dẫn ra khá nhiều truyện trong Cổ tích con mèo và
cây ñèn cầy ở châu Âu thời trung cổ và ở phương Đông.
4
Cao Huy Đỉnh. Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt-nam, Nhà xuất bản Khoa học xã
hội, Hà-nội, 1974; tr. 58.