1417
kiểu cốt truyện khá xưa của mô-típ này, ñã có mặt trong Pan-cha-tan-tơ-ra
(Panchatantra)
1
.
Nếu truyện Thánh Gióng có ñề tài chống ngoại xâm, thì truyện Quan Triều
hay là chiếc áo tàng hình (số 139) cũng ñề cập ñến ñề tài này, trong khi vấn ñề
chủ yếu của nó lại là ñấu tranh trong nội bộ xã hội. Truyện Quan Triều của ta
hẳn là tiếp thu từ truyện của ñồng bào Tày. Đó là một câu chuyện tưởng tượng
lý thú phản ánh ước mơ san bằng giàu nghèo và bẻ gãy mũi nhọn xâm lược. Nếu
bằng vào thần tích
2
cũng như sự thờ cúng ñịa phương thì cũng có thể phỏng
ñoán truyện ñược "Kinh hóa" vào khoảng thế kỷ XII hoặc XIII.
Nhiều truyện của Việt-nam không thấy có dị bản nào khác ngoài một số dị bản
của các dân tộc Tày, Nùng, Mường, Thái, Dao... Điều ñó cho phép giả ñịnh rằng
nếu những cốt truyện này không phải từ ñâu xa lạ truyền ñến thì chính là kết quả
sáng tạo từ một dân tộc trong số những dân tộc ñã dẫn, rồi ñược lan truyền sang
các cộng ñồng cư dân khác, trong ñó có người Việt, theo hướng tô ñiểm và hoán
cải, bằng phong cách của từng dân tộc. Nhân vật người - hươu chẳng hạn, có
mặt trong một số dị bản của người Tày, Choang (Trung-quốc), Dao, Mường,
Thái... (xem Khảo dị truyện Ả Chức chàng Ngưu, số 182) là một kiểu nhân vật
nửa người nửa vật ñặc sắc nhưng cũng chỉ lưu truyền giới hạn trong những dị
bản ñó mà thôi, chứ không ñi xa hơn
3
. Điều ñáng lưu ý ở ñây là hình ảnh cái
sừng của nhân vật trao lại cho ñứa con - chỉ riêng với ñứa con - dặn nó cứ kéo
ñến chỗ nào sừng cắm lại thì ở ñó, ñứa con có thể trồng trọt làm ăn thịnh vượng.
Người - hươu rất có thể là biểu tượng của nghề săn bắn vào thời nguyên thủa
nhưng cái sừng hươu trong truyện phải chăng lại là một biểu tượng giao thoa
mang hai lớp nghĩa, vào giai ñoạn nghề săn bắn ñã và ñang chuyển sang trồng
trọt? Truyện Sự tích hồ Ba-bể (số 27) cho thấy khá rõ một dấu vết hoán cải theo
tinh thần giáo huấn tôn giáo ñối với một cốt truyện có nguồn gốc thần thoại của
ñồng bào ñịa phương. Đề tài truyện của ta chỉ là sự thử thách và trừng phạt của
bà thần ñối với bọn người giả dối, chỉ biết thờ Phật ngoài cửa miệng mà không
chút từ tâm trước những lời kêu cứu của một con người già nua bệnh tật. Các dị
bản của nó ở ñồng bào Tày, Dao, Thái phần nào giúp ta hình dung trở lại các
dạng lưu hành của bản gốc. Tuy nhiên, ở truyện của ta, nét cổ kính vẫn chưa mất
1
Những mô-típ này của truyện Lệnh Trừ, dường như cũng không vay mượn trực tiếp từ phía
Ấn-ñộ, vì kết thúc của nó lại gần giống với truyện của dân tộc Lê và một truyện khác của
Trung-quốc sưu tầm ở phía Nam Quảng-ñông. Cả hai ñều có hình ảnh này của ñoạn kết: nhân
vật vua thử mặc tấm lốt cóc (hay ếch), tấm lốt tự nhiên dính chặt vào người, và nhân vật ấy
mãi mãi biến thành cóc trong khi ñó thì nhân vật cóc trèo lên ngai vàng làm vua sau khi ñã cởi
tấm lốt hóa thành người.
2
Thần tích xã Thế-lộc. Xem thêm BEFEO, X, q.4 (1910).
3
Có truyền lên ñến vùng người Mèo ở Việt-nam, và vào ñến Nghệ - Tĩnh - nhưng cũng chỉ
dừng lại ở vùng người Nhà-làng (Phủ-quỳ).