1419
văn hóa giữa người Kinh với họ thì lại diễn ra tương ñối sớm, rất sớm nữa là
khác. Không phải ngẫu nhiên mà ta có thể dễ dàng bắt gặp những nét gần gũi
trong kho truyện cổ tích và cả thần thoại của cả hai bên. Điều ñặc biệt là các
cộng ñồng cư dân này vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Ấn-ñộ, Á, Úc, v.v...
từ lâu nên khi gia nhập vào cộng ñồng quốc gia Việt cũng mang theo cả những
tinh hoa tiếp thu ñược từ các chân trời mới mẻ bồi ñắp vào kho tàng chung của
văn hóa Việt-nam.
Truyện Nợ tình chưa trả cho ai... cũng như truyện Trương Chi (số 43 và Khảo
dị) của ta có ñề tài tình yêu vượt ñẳng cấp, nổi bật là hình tượng trái tim ñông
kết thành khối ñỏ như son và trong như thủy tinh ("Khối tình mang xuống tuyền
ñài chưa tan") của một trong hai nhân vật chính, khi gặp những giọt nước mắt
của "ñối tượng" rơi vào mới chịu tan rữa. Tính chất thần kỳ của hai truyện chỉ có
thế. Có lẽ cốt truyện của cả hai ñều chịu ảnh hưởng ở cốt truyện Anh chàng mê
công chúa của ñồng bào Cham-pa vốn ñậm chất thần kỳ hơn nhiều, mà như Cô-
xcanh (E.Cosquin) ñã nói, ñó là trường hợp có thể lấy chất liệu từ truyện Ấn-ñộ.
Truyện Tấm Cám (số 154) như ta biết, là kiểu cốt truyện rất phổ biến trên thế
giới. Từ lâu các nhà cổ tích học gần như ñều thừa nhận truyện ñược phát sinh tại
Ấn-ñộ. Một nhà nghiên cứu còn nói rõ thành phố Dva-ra-va-ti (Dvâravâthi) là
nơi truyện ra ñời, nhưng ñiều ñó thì chưa có gì làm xác chứng. Riêng truyện của
ta do người miền Nam kể, ñược sưu tập vào năm 1886, so với dị bản của Cham-
pa tưởng ñâu chỉ là một tấm gương hai mặt. Vì thế, có nhiều người cho là cốt
truyện Ấn-ñộ ñi vào ta bằng con ñường Cham-pa. Trong truyện có tình tiết: khi
Tấm chết, Cám mặc nhiên vào triều thay thế Tấm, và nhà vua cũng mặc nhiên
coi Cám là vợ. Truyện không hề lý giải thêm bằng một hình ảnh cưới xin nào.
Trường hợp của ta, của người Cham-pa, Khơ-me (Khmer), Tày và các dân tộc ở
Đông-dương, v.v... ñều có tình tiết này trong khi nhiều truyện của các dân tộc
khác thì không thấy có. Có khả năng là cả loạt truyện ñều từ một cốt truyện ban
ñầu và phân ra nhiều nhánh, và khi ñến cư ngụ ở phía Nam bán ñảo Đông-
dương, chính cốt truyện ban ñầu ñã hội nhập ngay với một phong tục phổ biến:
Vợ chết, chồng có thể lấy luôn chị hoặc em của vợ (levirat) mà ở nhiều dân tộc
trong vùng, ví dụ người Ba-na (Bahnar) ở Tây-nguyên cho ñến thời cận ñại vẫn
chưa biến mất.
Truyện Sự tích thành Lồi và Sự tích tháp Nhạn (số 34 và Khảo dị) kể câu
chuyện xây thành thi giữa hai ñội quân Chàm và Việt nhằm tránh cho cả hai một
cuộc chiến tranh ñổ máu, chắc hẳn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ truyện Sự tích
vua Klong Ga-rai xây tháp thi của người Cham-pa. Người Cham-pa, người Khơ-
me (Khmer) còn lưu truyền nhiều truyện cổ nói về những truyện xây cất công
trình nhà cửa, trong ñó có hình ảnh dùng mẹo ñể chiến thắng ñối phương.