1420
Giữa hai dân tộc Kinh và Cham-pa còn có khá nhiều truyện cùng ñược kể
giống nhau, ñược phổ biến rộng rãi như nhau, nhưng thật khó biết bên nào ảnh
hưởng của bên nào. Ví dụ truyện Con cóc liếm nước mưa (số 141): nhân vật nữ
giết người chồng mới ñể báo thù cho chồng cũ, sau khi ñược biết vai trò nhân
vật cản trở do chính hắn ñóng (âm mưu tàn bạo hãm hại chồng cũ) và cũng do
miệng hắn tự tố cáo. Hay là truyện Chàng rể thong manh (số 194): nhân vật
chính rất láu lỉnh, tuy mù nhưng vẫn làm cho mọi người trong gia ñình nhà vợ
tưởng là mình sáng mắt. Phải chăng các truyện này ñều xuất hiện trong quá trình
chung sống giữa hai dân tộc rồi mỗi bên tự coi ñó là tác phẩm của mình?
3. Cũng do chiều hướng tiếp thu các mô hình Đông nam Á ở các dân tộc thiểu
số miền Nam diễn ra mạnh mẽ và vốn có từ lâu, nên nhiều cốt truyện của họ khi
ñi vào kho truyện của người Việt thì thực tế ñã là những sơ ñồ phổ biến của cả
khu vực này. Và ý nghĩa tích cực của sự tiếp thu là ñã góp phần chuyển dịch kho
truyện chúng ta sát gần lại mô hình tư duy nghệ thuật của cả một vùng rộng lớn,
ở ñó cộng ñồng người Việt là một thành viên về xã hội - ñịa lý.
Một loạt truyện loài vật có chủ ñề con thỏ ranh mãnh có lẽ dân tộc ta tiếp thu
ñược từ phương Nam, vì các dân tộc ở ñây (Cham-pa, Khơ-me (Khmer) và từ
người Xê-ñăng, Ba-na (Bahnar) phía Bắc cho ñến người Mạ, Xtiêng phía Nam
Tây-nguyên) ñều có dị bản của mình. Không những thế, nó còn là loại truyện
của hầu hết các dân tộc ở Đông nam châu Á, có thể có cội nguồn từ Ấn-ñộ.
Truyện Cái chết của bốn ông sư (số 200) nội dung có nhiều yếu tố kịch tính
gây cười: ñầu tiên là cuộc ñụng chạm giữa người nài và người kiếm mật, tiếp
ñến là giữa hai người trên với bốn ông sư, và cuối cùng là giữa lão sãi mê tín và
mụ quán ranh mãnh, thuê có một nhưng bắt chôn những bốn, v.v... Truyện này
vốn lưu hành khá phổ biến giữa các dân tộc Đông-dương theo Phật giáo: Khơ-
me (Khmer), Lào, Thái-lan... nhưng truyền vào ta hẳn là qua con ñường Khơ-me
(Khmer). Duy ở ñây cũng cần chú ý một ñiểm. Trong truyện Khơ-me (Khmer)
Bốn ông lão ngốc ñi tìm vợ có ñề cập tới một hiện tượng một vợ bốn chồng; bản
của Lào tình tiết rõ hơn: bốn chàng trai chỉ tranh nhau lao ñầu vào lấy mỗi mình
cô em, trong khi nhà nọ có ñến hai chị em; ñó là nguyên nhân gây nên cơn ghen
giết người của cô chị. Từ hiện tượng ấy, có người ñã ngờ rằng cốt truyện ít nhiều
là vết tích của một thời kỳ xa xôi, khi chế ñộ một vợ nhiều chồng (polyandri)
ñang chuyến hóa nhưng chưa chịu biến mất hẳn.
Truyện Hà rầm hà rạc (số 152) cũng như truyện Hai anh em và con chó ñá (số
193) khai thác chủ ñề từ mối mâu thuẫn giữa anh và em: anh tham lam bị trừng
phạt trong khi em nhờ làm thiện may mắn trở nên giàu có. Như các nhà cổ tích
học ñã nói, ñó là sự xung ñột giữa thành viên "trưởng" với thành viên "thứ"
trong gia ñình và trong thị tộc, là sự xung ñột quyền lợi giữa những con người
ñại diện cho bước khởi ñầu phân hóa ñẳng cấp. Hai truyện này chúng ta tiếp thu