1421
ñược: một, từ ñồng bào Tây-nguyên; một, từ ñồng bào Cham-pa, chúng cũng ñã
lan rộng ra nhiều dân tộc lân cận.
Đặc biệt, có truyện Sự tích hồ Gươm (số 26), một bức tranh có phần chắc ñược
chấm phá nên vào những thời kỳ dân tộc Việt ñã trưởng thành mạnh mẽ, biết
mượn văn chương tự sự - truyền miệng ñể phơi bày bản lĩnh, cũng biết ký thác
vào văn chương triết lý sống an lạc thái bình. Thế nhưng, ñề tài gươm thần bảo
vệ nước, bảo vệ giống nòi, với hình tượng lưỡi gươm và cán gươm vốn ñang rời
rạc, khi ráp lại với nhau bỗng biến thành sức mạnh vô ñịch, cũng ñã lưu hành từ
rất lâu ở nhiều dân tộc trong phạm vi Việt-nam nói riêng và Đông nam Á nói
chung, chưa biết ñâu là chính gốc. Người Cham-pa, người Khơ-me (Khmer),
nhiều tộc người Tây-nguyên, người In-ñô-nê-xi-a (Indonésia)... ñều có chuyện
gươm thần riêng của mình và ít nhiều ñều trùng hợp với truyện của Việt-nam về
mặt hình tượng, trong số ñó có truyện ñược nói ñến từ thế kỷ III
1
.
4. Đã nói ñến mối liên hệ giữa truyện cổ tích của ta với truyện cổ các nước
Đông-dương và các nước Đông nam Á, không thề không nói qua ít nét gặp gỡ
giữa truyện của chúng ta với truyện cổ các nước Á - Úc. Nếu như bóng dáng con
trâu nước với sợi lông thần diệu của nó làm cho người ta "ñi ñược dưới nước
cũng dễ dàng như trên bộ" thường thấp thoáng trong kho truyện của ta cùng với
kho truyện nhiều nước Á - Úc, thì truyện Mang lén giống ngô của ta
2
không ngờ
lại cũng dễ dàng bắt gặp từ trong kho truyện của nhiều dân tộc ở Á và Úc, chỉ
với nội dung ñơn giản là một nhân vật ở cõi trần lên thiên ñình lấy trộm lừa và
hạt giống cây, trong ñó có hạt giống ngô, v.v...
Truyện Ả Chức chàng Ngưu (số 182) của ta chứa ñựng một mô-típ thần kỳ lý
thú, nhân vật người trần ăn trộm bộ cánh, nhờ ñó buộc ñược cô gái từ trời xuống
làm vợ mình. Nhưng xét kỹ ñây cũng là một mô-típ quen thuộc có tính quốc tế,
có mặt trong huyền thoại của nhiều cộng ñồng dân cư ở Tây-nguyên và dãy
Trường-sơn. Các cư dân miền Bắc cũng lưu hành mô-típ này song ñã ñược kết
hợp với mô-típ người - hươu, như ñã nói ở trên. Theo chỗ chúng tôi phỏng ñoán
1
Tức là truyện kể về gươm thần của Phạm Văn của người Cham-pa, còn chép trong sách
Thủy kinh chú.
2
Truyện kể rằng sứ thần của ta sang Trung-quốc, lúc trở về có mang theo một số hạt giống
cây mà bên ta chưa có. Nhưng lần ấy do người Tàu khám xét quá ngặt nên sứ thần ñành phải
giấu vào chỗ hiểm, mới ñưa ñược một số ít hạt về nhân giống ra. Vì hạt giống cây lấy từ
Trung-quốc nên người ta gọi nó là "cây ngô" và ngày nay vẫn quen gọi như thế. Truyện này
nếu xét về mặt lô-gích thì có phần vô lý. Không những giống ngô không phải ñợi sứ thần ñi
Trung-quốc mới kiếm ñược, chỉ riêng việc giấu một ít hạt giống thì hà tất phải nhét vào chỗ
hiểm? Sau khi ñối chiếu so sánh, chúng tôi nhận thấy có lẽ ñó là vang bóng (cũng tức là dị
bản) của những huyền thoại hay truyền thuyết về nguồn gốc sự vật của một số tộc người ở Á,
Úc, và châu Phi, Mỹ, v.v... (theo A. E. Jen-sen. Những huyền thoại và sự thờ cúng ở các cư
dân nguyên thủy, Pay-ô, pa-ri, 1954).