KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM - Trang 1422

1422

thì mô-típ trộm cánh và lấy tiên (hay người - chim) làm vợ có lẽ vốn là cái
"chung" của nhiều dân tộc Á và Úc, sau ñó mới lan ra các nơi, truyền vào các
dân tộc người Tây-nguyên, Cham-pa từng có mối liên hệ văn hóa xa xưa với Á,
Úc rồi từ ñấy lại truyền vào ta. Tuy nhiên truyện của ta không chỉ lặp lại mô-típ
cũ một cách ñơn thuần; trong khi lưu truyền, nó tìm ñược một mô-típ của truyện
kể Trung-quốc và kết hợp chặt chẽ, trở thành một truyện khỏe mạnh hơn, cắt
nghĩa nguồn gốc những giọt mưa ngâu rả rích vô cùng ñộc ñáo. Trong khi ñó thì
truyện cũng vào các dân tộc Tày, Mường, Thái, Dao... và kết hợp với mô-típ
người - hươu, v.v...

Truyện Cường Bạo ñại vương (số 164) có nhân vật anh hùng - Cường Bạo - là

người trần ñã dám chống cự lại các thiên thần. Mô-típ này cũng không phải khó
tìm dị bản, trong phạm vi các nước Đông nam Á. Theo chúng tôi, nó có gốc từ
một mảnh vụn của một thần thoại nào ñó, có liên quan ñến câu chuyện ñại hồng
thủy phổ biến trong các dân tộc châu Á và châu Úc, về sau ñược một số ñịa
phương - trong ñó có chúng ta - cổ tích hóa ñể ñề cao một mẫu người không
bằng lòng với hiện thực - kiểu anh hùng "bạo thiên nghịch ñịa" dám chống lại
trật tự do tầng lớp thống trị mới dựng lên sau khi chế ñộ nguyên thủy tan rã.

Những ý kiến sơ bộ trên còn phải thẩm tra thêm, khi có thêm tài liệu thật

phong phú. Trong lĩnh vực cổ tích quả còn nhiều vấn ñề ñáng ñược ñặt ra, cũng
như cần phải cất công rà xét, lật ñi lật lại. Chẳng hạn ở truyện Ông Hộ giết
thuồng luồng
(Khảo dị truyện số 69) nhân vật anh hùng phải chui vào bụng con
quái vật ñể tiêu diệt nó từ bên trong; hay ở truyện Lấy chồng dê (số 128) nhân
vật vợ dê chỉ giết ñược con cá sau khi ñể nó nuốt mình vào bụng; những hình
tượng như thế ñiểm lại không nhiều, thế nhưng cũng nên biết chúng phát sinh từ
ñâu và vào lúc nào. Có hẳn rằng loại hình tượng chém rồng (hay thuồng luồng,
hay cá) từ bên trong phải ñược xem là có trước loại hình tượng tấn công rồng từ
bên ngoài
như Ia. Prôp (V.Ia-propp)

1

nói? Chỉ một câu hỏi ñơn giản thế thôi

cũng ñã gợi biết bao những ñiều hấp dẫn khi ñi vào cội nguồn của những truyện
cổ tích cụ thể cá biệt trong kho truyện dân tộc.

Tóm lại một bộ phận không nhỏ truyện cổ tích của người Kinh chúng ta còn

thu hút tinh hoa từ các kho truyện cổ của các dân tộc anh em trong cộng ñồng
quốc gia Việt-nam và các dân tộc láng giềng xa gần.

Trên con ñường nhận thức lại quá khứ, những truyện ấy có thể mách cho

chúng ta nhiều vấn ñề bổ ích: về tàn dư phong tục thời cổ ñại, về nguồn gốc dân
tộc và về sự hòa hợp dân tộc, v.v...

2

.

1

V.Ia. Prốp (V.Ia.Propp): Nguồn gốc lịch sử của cổ tích thần kỳ, Lê-nin-grat, 1946.

2

Nhân ñây xin nhắc lại một ñề tài của Prơ-di-luýt-xki (Przyluski) công bố cách ñây trên 50

năm, nhan ñề: Nàng công chúa tanh mùi cá và con rắn thần (Nãgi) trong các truyền thuyết ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.