1413
dạng vẻ từ bi ñạo mạo, không phù hợp với tướng mạo của một nhân vật có hành
ñộng bạo nghịch.
Còn như số lượng quá nhiều nốt ruồi trên cơ thể nhân vật chính của truyện
Vua Heo (số l04), cũng là thứ dấu hiệu dùng ñể chỉ con người phi thường (quý
tướng). Tướng quý này có lẽ lại chịu ảnh hưởng từ phía Trung-quốc vì trong
sách sử xưa của họ có ghi nhận nhân vật Hán Cao Tổ với "dị tướng": ở vế bên
phải có 72 cái nồi ruồi
1
.
Nhưng nếu như các tiêu chi về tướng mạo vừa nói vốn có nguồn gốc ngoại lai,
thì cái tướng "răng liền một hàng, trên trán có ba ñường chỉ ngang" lại có thể
xuất phát từ bản ñịa, tuy chưa thành một thứ tiêu chí ổn ñịnh. Chỉ riêng "chòm
lông xoăn" mọc ở hai bên chân nhân vật cho phép nhân vật có tài phi thân, thì
theo chúng tôi, tuy không phải là vắng bóng trong các hình tượng cổ tích quốc tế
(như ñã có dịp nói ñến trong Khảo dị số 101) nhưng không có ý nghĩa biểu
tượng cho tướng mạo. Hơn nữa ñặt vào cốt truyện của Việt-nam, "chòm lông
xoăn" này lại là một hình ảnh giữ vị trí cái "nút" nghệ thuật có liên quan ñến sự
tiến triển và kết thúc câu chuyện (sự phản bội của hai nhân vật cản trở, bộ hạ Ba
Vành). Là bộ phận quan trọng cấu thành của cốt truyện, nên tất yếu nó gửi gắm
dụng ý tìm tòi sáng tạo của tác giả.
Tóm lại, kho truyện cổ tích phong phú của Trung-quốc và Ấn-ñộ từ lâu ñời
vẫn là nguồn cảm hứng quan trọng cho người Việt trong nghệ thuật sáng tạo
truyện kể, ñã ñóng góp nhiều chất liệu quý báu vào kho tàng truyện cổ tích Việt-
nam. Nếu như một bên (Trung-quốc) mang ñến yếu tố của truyện thần kỳ và thế
sự thì một bên (Ấn-ñộ) lại truyền vào hầu hết những truyện thần kỳ, làm ña dạng
thêm khả năng tưởng tượng của thế giới cổ tích chúng ta.
3. THU HÚT TINH HOA KHO TRUYỆN CỦA CÁC DÂN TỘC ANH EM
Ngoài hai nguồn quan trọng nói trên, kho tàng truyện cổ tích Việt-nam còn thu
hút rất nhiều những "truyện hay tích ñẹp" của các dân tộc gần xa, mà trước hết là
của các dân tộc anh em trong cộng ñồng quốc gia chung. Không ñược phép quên
rằng bên cạnh kho tàng truyện cổ tích của dân tộc chủ thể, còn có rất nhiều kho
tàng truyện cổ tích và văn học dân gian của trên 50 dân tộc sống rải rác trên
nhiều vùng miền của ñất nước. Có thể nói, mỗi kho truyện của một dân tộc lại là
một thế giới riêng, với ngôn ngữ riêng, cách tạo hình riêng.
Về mặt dân tộc học, như ta biết, ở Việt-nam có những dân tộc vốn có nguồn
gốc bản ñịa, nhân khẩu ñông, mật ñộ dày, cư trú tại một ñịa bàn nhất ñịnh từ lâu
ñời; nhưng cũng có những tộc người, thậm chí những nhóm người, nhân khẩu ít,
1
Chép trong Hán thư 漢 書 của Ban Cố 班 固 và Sử 史 記 của Tư Mã Thiên 司 馬 遷.