1511
bằng lòng lắm; mẹ tôi kêu lên: - "Cái thằng! Mày làm trò gì rứa?" Còn chị tôi
chỉ cười tủm, nhìn cái ñầu trái ñào của anh tôi một chặp rồi bế con vào. Thế rồi
với mái tóc mới, anh tôi tiếp tục học chuyên cần, buổi ñầu cũng có gây ra tiếng
cười trêu của những người trong xóm và trong gia ñình chú tôi, sau ñó thì rồi
quen dần, chẳng ai chú ý ñến nữa. Đợt cắt sau anh dặn: - "Chú bỏ mảnh tóc ñáp
ñi vì nó quặp xuống trán hơi khó chịu, chỉ ñể hai mái ñào thôi". Rồi dần dần anh
tôi ñã nắm ñược khá nhiều từ hán văn ñể có thể tự mình ñọc ñược. Gặp các từ
khó, sẵn cuốn từ ñiển Hán-Việt mà cha tôi cùng cụ Hàn Trì biên soạn, anh ñưa
ra tra cứu. Đến những bước này thì buổi học ñã nhằm vào tập cổ văn mà anh tôi
mang theo; chú cháu ñọc, nghiên cứu chữ nghĩa từng bài thơ, tìm hiểu các ñiển
tích mỗi khi gặp phải, rồi hai chú cháu cùng nhau nghiền ngẫm tìm mọi cách
dịch bài thơ, bài văn ñó cho thật ñúng nghĩa, ñúng ý của nó... Anh tôi ñã dẫn chú
Lợi từ chỗ là thầy dạy trở thành người cùng cộng tác trong việc phiên dịch các
áng văn thơ xưa. Trải qua 3, 4 năm vừa học vừa làm việc gia ñình, vừa nuôi dạy
con, anh tôi ñã viết nên cuốn Việt-nam cổ văn học sử, ñưa ra Hà-nội ñược nhà
xuất bản Hàn Thuyên mua bản quyền ñể ñưa in vào năm 1942. Từ ñó vốn liếng
hán văn của anh tôi vững hẳn lên, anh ñã tự ñọc lấy các sách hán văn không cần
dựa vào thầy, cũng chẳng phải tra cứu từ ñiển luôn tay, và về sau này lại còn là
người phụ trách Viện Hán - Nôm ñầu tiên với một dự án, nghe nói ñược nhiều
bạn bè trong ngoài nước tán thành. Từ một thanh niên chỉ biết chút ít chữ hán trở
thành một học giả hán học có trình ñộ cao, có mấy ai biết rằng những nhát tông-
ñơ buổi ñầu và cái nhìn ý nhị của người vợ lại quyết ñịnh tất cả! Là người trong
cuộc, chính tôi cũng không thể lường ñược.
Những năm anh Nguyễn Đổng Chi cạo ñầu ñi học chữ hán cũng là những năm
cam go của cuộc chiến tranh Nga - Đức. Hàng ngày, ngoài công việc và học
hành, anh em chúng tôi còn một việc lớn là háo hức theo dõi diễn biến của chiến
tranh. Chúng tôi ñặt mua một tờ nhật báo ñể nắm ñược tin tức hàng ngày. Bản
thân tôi còn tìm mua ñược một tấm bản ñồ Liên bang Xô-viết do một nhà in ở
Hà-nội xuất bản (các ñịa danh ñều ñược phiên âm qua từ Việt), ñem về treo ở
phòng học, ngày ngày cùng nhau dùng bút chì kẻ các ñường tiến thoái của quân
Đức trên ñất Nga. Chúng tôi nhận thấy từ sau khi phá vỡ phòng tuyến biên giới
phía Tây của Nga, quân Đức chỉ tiến mà không có một chỗ nào lùi, duy chỉ
trong cuộc vây hãm Mạc-tư-khoa (tiếng gọi hồi ñó) thì chúng có lùi lại ít lâu rồi
lại chuyển tiến sang hướng khác. Anh em tôi theo dõi và lo lắng cho số phận
nước Nga, vì cứ dõi theo bản ñồ thấy mỗi ngày lại mất ñi bao nhiêu tỉnh và
thành phố sầm uất, giàu có ở phía Nam, cả về lượng người, công nghiệp và
lương thực. Đến khi chúng ñánh vào Sta-lin-grát (Stalingrade, tức Volgarade
bây giờ) thì hai anh em nhìn nhau sững sờ. Anh tôi nói nhỏ: - "Nga thua to mất
rồi, thế là Liên bang Xô-viết, mầm hi vọng của thế giới sắp ñi ñứt!". Tôi chỉ vào
bản ñồ, qua vùng Xi-bê-ri (Sibérie) mênh mông, bảo anh: - "Nhưng ñất Nga còn