202
KHẢO DỊ
Về tình tiết ñánh giúp cho làng Cổ-bi ñể giành ñịa giới, nhân dân ta còn có
nhiều truyện giống với truyện trên. Ở ñây chỉ kể hai truyện:
1. Truyện Ông tổ họ Hoàng giúp làng Thượng-nguyên:
Làng Tĩnh-thạch và làng Thượng-nguyên (ñều thuộc Hà-tĩnh) cách nhau một
con sông, hai bên tranh nhau một bãi bồi, kiện tụng ñã lâu ñời. Quan nào cũng
không xử ñược vì mỗi lần xử, dân làng Tĩnh-thạch ỷ thế mạnh kéo nhau lên làm
ầm ỹ cả công ñường, một hai quyết liều mạng. Sau cùng quan phán: "Thôi bên
nào mạnh thì cho bên ñó ñược!" Dân làng Thượng-nguyên sức yếu phải nhờ ñến
ông tổ họ Hoàng, một người ở làng Phan-xá bên cạnh ñến ñây ñi làm thuê. Ông
này chỉ xin làng Thượng-nguyên cho một vài người ñàn bà ñi theo, mỗi người
mang một ít tro ñể tung vào kẻ ñịch. Đến ngày hẹn chờ ngọn gió nồm thổi lên,
ông tay không tiến ra bãi, nhổ hết cây tre này sang cây tre khác dùng làm gậy
quật tới tấp vào ñối phương ñông như kiến, nhưng bị bụi tro làm cho mù mắt.
Cuối cùng bên Tĩnh-thạch ñành chịu nhường bãi cho làng Thượng-nguyên.
Ngày nay cánh ñồng ấy còn gọi là ñồng Ông-vụ (vụ: tung ra, vãi ra, tiếng Nghệ -
Tĩnh)
1
.
2. Truyện Đô Hùng ñại tướng quân còn có nhiều tình tiết liên quan xa gần tới
những truyện cổ tích khác, ngoài truyện Lê Phụng Hiểu:
Ở làng Thiên-mỗ (Hà-ñông) có một nhân vật sức khỏe tuyệt trần, người ta gọi
là ông Đô Hùng. Nhà nghèo ñi làm thuê, mỗi lần ñi cày một tay ông cắp trâu,
một tay cắp cày bừa, bừa xong bồng trâu xuống sông Nhuệ khỏa chân (xem
truyện Ông Ồ số 70, tập II) rồi lại cắp trâu và cày bừa về nhà.
Làng có giếng khơi trên có vành ñá làm bờ, phải mấy chục người khiêng mới
nổi. Ông vác ra ñặt cách ñấy vài trượng ñể ñùa chơi. Cả làng ra hè nhau khiêng
về rất chật vật, sau phải nhờ ông vác hộ.
Làng Ỷ-la mở hội có giải vật, một gã lực sĩ giữ giải luôn mấy ngày. Ông tới,
chỉ một keo bốc nổi gã ném ra ngoài vòng rồi cho gã giải vật ñể về nhà làm tiền
thuốc.
Thi với Quản tượng dùng gậy bảy ñánh vào một mô ñất. Quản tượng chỉ ñánh
lở một ít. Ông ñánh sạt dài vài trượng. Ngày nay mô ñất vẫn còn gọi là Đống
Mẻ.
1
Theo lời kể của người Hà-tĩnh (trong Văn học dân gian sưu tầm ở xã Ích-hậu, chưa xuất
bản).