28
tiên của Mặt trận Việt minh ở tỉnh. Lúc này một người tù cách mạng là Chu Huệ
ñã vượt ngục Buôn Mê-thuột ra Hà-tĩnh, tìm ñến ñể phối hợp hoạt ñộng. Phong
trào cứu quốc từ ñây càng phát triển một cách vững chắc. Cuối năm ñó bị ñịch
khủng bố, một số anh em bị bắt, nhưng Nguyễn Đổng Chi vẫn giữ vững mối liên
hệ với các bạn còn lại. Đến cuối 1944, tổ chức ñược phục hồi; sau cuộc họp ở
chân núi Hồng lĩnh, Đoàn thanh niên cứu quốc ñã gặp gỡ ông Nguyễn Hiền từ
Huế cử ra, lại liên lạc ñược với ông Nguyễn Tạo từ Tổng bộ Việt minh về lập
căn cứ Tràng-sim, xây dựng phong trào ở Nghệ - Tĩnh. Cùng các anh em trong
Đoàn thanh niên cứu quốc, Nguyên Đổng Chi hăng hái dấn mình vào mọi hoạt
ñộng cách mạng trong vùng, và khi có lệnh Tổng khởi nghĩa, ông ñã tham gia
lãnh ñạo cướp chính quyền huyện Can-lộc vào một ngày sớm nhất trong tỉnh:
16-VIII-1945. Hồi tưởng lại việc này, ông viết những câu thật sảng khoái:
Chân non Hồng nhóm họp dăm bảy bạn anh hào,
Dân quần chúng dám tấn công vào Can-lộc.
Cờ ứng nghĩa ñầu tiên sao vàng tung bay sáng rực,
Tiếng reo hò hả nỗi nhục non sông...
Những ngày này dường như ở trong Nguyễn Đổng Chi ñã có hai con người
cùng gắn bó làm một: con người cách mạng và con người văn hóa. Say mê, xông
xáo, ông dồn hết sức trẻ vào hoạt ñộng, với niềm mong muốn chân thành xây
dựng nền văn hóa mới Việt-nam.
Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Đổng Chi ra Vinh nhận công tác văn hóa,
tuyên truyền. Ông làm Trợ bút báo Kháng ñịch (1945), Chủ bút báo Truyền
thanh (1946) rồi Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc Nghệ-an (1946). Ít lâu sau ông
ñược ñiều ñộng sang Ban kinh tài của Trung-bộ và ra Hà-nội công tác. Kháng
chiến toàn quốc bùng nổ, các cơ quan ở Hà-nội lần lượt tản cư, Nguyễn Đổng
Chi tình nguyện ở lại gia nhập Đội tự vệ khu Bảy-mẫu và chiến ñấu ở các khu
phố chợ Hôm, Nhà máy diêm, chợ Đuổi, Nhà thương Cống-vọng
1
, Trường bay
Bạch-mai... cho ñến cuối tháng Hai 1947 mới cùng rút với các chiến sĩ Vệ quốc
ñoàn. Trở về lại khu IV, ông sẵn sàng nhận bất kỳ công việc gì mà trên giao phó,
từ việc ñi trồng trẩu tại nông trường Bà Triệu (Nghĩa-ñàn), ñến công tác Chánh
văn phòng Ban kinh tài Liên khu ủy IV, cho ñến Giám ñốc Nhà xuất bản Dân
chủ mới Liên khu IV...
Còn nhớ thời kỳ ở nông trường Bà Triệu, ông phụ trách thanh niên. Đêm ñêm
ông ñã ñi ngựa hàng chục cây số vào các làng bản trong rừng dạy bình dân học
vụ cho ñồng bào Mường. Một mình một cây súng hai nòng, ñội thêm một chiếc
ñèn săn, ñêm nào như ñêm ấy ông hăng hái ñi sâu vào những cánh rừng âm u
1
Nay là Bệnh viện Bạch-mai.