KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM - Trang 32

32

một người nông dân ở Vạn-phần (Diễn-châu) bị áp bức ñến quẫn kế, ñã phải làm
cái việc phản ứng tự phát và liều lĩnh, "mạng ñổi mạng" với một tên Chánh tổng,
gần giống như truyện Chí Phèo của nhà văn Nam Cao viết mấy năm sau. Việc in
tập sách này ñã làm cho tác giả bị mật thám Hà-tĩnh gọi vào chất vấn, làm phiền
nhiễu không chỉ một hai lần. Không những mật thám ñe dọa, làm phiền, mà
ngay cả một số ñịa chủ, hào lý ở Hà-tĩnh cũng khó chịu với ông, kể cả những
người bà con thân thích, vì Nguyễn Đổng Chi ñã ñưa chuyện của họ công khai
lên mặt giấy mà không... "xin phép". Nguyễn Đổng Chi có kể cho chúng tôi
nghe, bản thân ông cũng không giữ ñược một bản in nào cả. May sao, ngày mới
chân ướt chân ráo trở lại Hà-nội cuối năm 1954 ñể công tác ở Ban nghiên cứu
Văn sử ñịa, còn ở nhờ nhà một người bạn công nhân trong một túp lều tranh ở
xóm Thanh-nhàn (ô Đống-mác) một lần Trưởng ban Trần Huy Liệu mời ñến
nhà, rút tặng một cuốn sách mà ông cất giữ rất trân trọng, và nói: "Biết anh ñang
tạm phải ở lều tranh, nhưng xin tặng lại anh một "túp lều" của chính anh mà
không có ngôi nhà nào sánh ñược, và tôi ñã giữ nó trong nhiều năm nay".
Nguyễn Đổng Chi vội cầm lấy và mở tờ giấy bọc bìa ra: Đúng là cuốn Túp lều
nát
do ông vẽ bìa, in năm 1937. Đối với nhà sử học Trần Huy Liệu, từ sau
những sự việc ñó, ông vẫn coi là người mà mình chịu ơn "tri ngộ''.

Ngoài cuốn Túp lều nát, cũng trong năm 1937, Nguyễn Đổng Chi còn cho ra

mắt bạn ñọc cuốn Mọi Kon-tum

1

viết chung với người anh ruột Nguyễn Kinh

Chi từ một vài năm trước. Đây là một công trình ñiều tra dân tộc học, ñánh dấu
cái thiên hướng nghiên cứu khoa học của Nguyễn Đổng Chi. Toàn bộ tài liệu
trong tập sách ñều ñược hai tác giả ghi chép trong những ngày sống ở Kon-tum.
Sách vừa là một cuốn ñịa lý học lịch sử, khảo sát ñất ñai, cương vực, kinh tế,
chính trị tỉnh Kon-tum qua các thời kỳ, vừa là một chuyên khảo dân tộc học, tìm
hiểu các tộc người cộng cư ở ñây, nguồn gốc chủng loại của họ, và phong tục tập
quán, bao gồm "thân thể tâm tính, triết lý tín ngưỡng, thiên văn ñịa lý, hương
thôn giao tế, gia tộc cư xử, sinh tử giá thú, sĩ nông công thương, du hý mỹ
thuật"

2

... rất tỷ mỷ. Điều lạ là ngay từ bấy giờ, quan ñiểm của các tác giả ñã rất

tiến bộ, chẳng hạn ở ñầu sách, họ ñã giải thích rằng từ mọi vốn bắt nguồn từ từ
tơmoi - có nghĩa là người khách - quen dùng trong ñồng bào thiểu số, chứ không
có ý gì là khinh miệt

3

. Hoặc họ xác nhận dân tộc Ba-na (Bahnar) giàu tinh thần

yêu nước, ñã dám nói với chính các tác giả rằng, từ khi có "người Pha-lang"
(Pháp) ñến thì "con Mọi sướng mà cực", vì "bị làm ñường, nộp thuế, mất cả sự
tự do"

4

. Các tác giả còn nhấn mạnh: "Tục lệ của họ (người Mọi) chẳng những

1

Nhà in Mirador, Huế, 1937. Cuốn sách này chủ yếu do Nguyễn Kinh Chi chấp bút.

2

Xin xem trang 7 phần Cùng bạn ñọc, và tr.5 chương Nhân dân.

3

nt

4

nt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.