33
không mọi rợ chút nào mà lại có nhiều ñiều còn thuần túy hơn ta"
1
, và quả thực,
tinh thần chủ ñạo nghiêm túc này ñã làm cho cuốn sách vượt lên trên các loại
sách ghi chép "chuyện lạ ñường rừng" vốn không hiếm gì vào thời ấy. Điều
ñáng lạ nữa là tập sách còn dành một phần cuối ñể ghi những tục ngữ, câu ñố và
truyền thuyết dân gian gắn với tín ngưỡng của ñồng bào Thượng, chứng tỏ ngay
từ cuốn sách nghiên cứu ñó, xu hướng nghiên cứu văn hóa dân gian nguyên hợp
ñã sớm ñịnh hình trong Nguyễn Đổng Chi. Cho mãi ñến những năm gần ñây,
một nhà dân tộc học người Pháp, Công-ñô-ni-nax (Condominas) trong một dịp
sang thăm Việt-nam, vẫn còn nhắc ñến cuốn sách trên với thái ñộ kính trọng.
Sau các cuốn Túp lều nát, Mọi Kon-tum, một phần cũng vì tránh mật thám
quấy rầy, Nguyễn Đổng Chi về ở hẳn nông thôn cặm cụi ñọc sách.
Cũng theo người em ruột kể lại
2
thì ñây là thời kỳ anh học chữ Hán một cách
hệ thống với một người chú họ là nhà nho Nguyễn Lợi, người ñã từng dịch
Thoái thực ký văn và Giới Hiên thi tập. Ông học chữ Hán với quyết tâm nghiên
cứu ñến nơi ñến chốn vốn văn hóa thành văn cổ truyền, ñể chống lại quan niệm
xem thường di sản tinh thần của cha ông, của một số người tự xưng là "Tây
học". Vốn là người táo bạo, nhất là còn ở tuổi thanh niên, Nguyễn Đổng Chi ñã
biểu thị quyết tâm học chữ Hán bằng một hành vi có vẻ cực ñoan: ông cạo trọc
ñầu, ñể tóc trái ñào, ñể khỏi phải giao du, vui chơi, do nhu cầu tất nhiên của tuổi
trẻ. Và cứ thế, ông vừa học, vừa hoàn thành bộ sách dày Việt-nam cổ văn học
sử
3
, nghiên cứu lịch sử văn học Việt-nam trong gần năm thế kỷ ñầu thời phong
kiến tự chủ, nhằm khẳng ñịnh nền văn hóa mang bản sắc riêng của người Việt so
với văn hóa Trung-hoa. Cuốn sách ra ñời ñược nhiều người chú ý. Việc tác giả
lần ñầu tiên ñưa dòng văn học chữ Hán của cha ông vào văn học sử, hơn nữa lại
dám khẳng ñịnh tinh thần "quyết ñánh" của Hội nghị Diên-hồng là ñặc trưng cơ
bản nhất, chi phối lâu dài sự phát triển của văn học Việt-nam: "Đánh có nghĩa là
tiến bộ và tiến bộ mãi mãi... lịch sử tư tưởng, văn học Việt-nam trước nay và sau
có thể tóm tắt bằng một chữ ấy vậy", trong ñiều kiện bị o ép ñến ngột thở dưới
chế ñộ thực dân phát-xít lúc ấy, ñã làm cho không ít người bỡ ngỡ lạ lùng. Trần
Văn Giáp viết lời ñề tựa, nhà chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng viết lời bạt, các học giả
Nguyễn Văn Tố, Đặng Thai Mai viết giới thiệu, phê bình, tuy không nhắc ñến
luận ñiểm rất "bạo" này nhưng ít nhiều ñều tỏ rõ thiện cảm với tác giả. Ngày nay
bình tĩnh xét lại, phải nói những luận ñiểm ñó so với ñương thời không phải chỉ
có ý nghĩa tiến bộ mà thôi, mà còn là một cống hiến mới mẻ, có giá trị gợi mở
về lý luận. Nhà sử học Văn Tân kể rằng, bấy giờ ông ñang ở tù, và cùng một số
chiến sĩ cách mạng khác ñang rất bực bội trước cuốn Hai bà Trưng bôi nhọ lịch
1
nt.
2
Tức Nguyễn Hưng Chi, tác giả Động vật ñời tiền sử (1946), một thành viên trong Nhóm
khởi nghĩa Can-lộc.
3
Hàn Thuyên xuất bản cục, Hà-nội, 1942.