52
hóa thân vào ñời sống dân tộc, chấp nhận những sự thanh lọc gay gắt, trở thành
tôn giáo chung chi phối cuộc sống tâm linh của cả cộng ñồng. Đặc ñiểm này cắt
nghĩa tại sao khi một truyện cổ tích của dân tộc này truyền vào một dân tộc
khác, thì phải chuyển hóa thành một truyện mới, hay ít nhất cũng phải mang
những mô-típ mới, những màu sắc quen thuộc hoặc gần như quen thuộc với ñiều
kiện sinh hoạt, với tâm hồn của dân tộc mới.
Cần phải nói thêm là truyện cổ tích thường giàu tính cộng ñồng. Giá thử trong
truyện có in dấu cá tính của người sáng tác thì cá tính ñó cũng phải phù hợp
hoặc không phương hại gì ñến tính chất chung của tập thể. Có thế, nó mới ñược
tập thể thừa nhận và lưu truyền. Tính cộng ñồng tuy không ñồng nhất nhưng có
quan hệ khăng khít và là cơ sở của tính dân tộc. Tất nhiên, trong cùng một giai
ñoạn lịch sử, giữa các dân tộc khác nhau, các tập ñoàn người khác nhau vẫn có
những ước mơ, hy vọng giống nhau, cho nên thế giới trong truyện cổ tích Đông
Tây vẫn thường có những nét gần nhau. Mặc dù thế, truyện cổ tích của mỗi dân
tộc vẫn phản ánh xã hội, ñất nước, cuộc sống, phong tục, những vấn ñề lịch sử
cụ thể của dân tộc mình. Dân tộc tính ñối với cổ tích quả là một tiêu chuẩn khá
quan trọng.
Ba là, truyện cổ tích ít nhiều phải thể hiện tính tư tưởng và tính nghệ thuật.
Nay ta kể cho nhau nghe một câu chuyện rất xưa về ma. Một con ma gốc ñề hiện
hình lè lưỡi nhát người chẳng hạn. Câu chuyện ấy sẽ không bao giờ trở thành
truyện cổ tích ñược nếu trong ñó không bao hàm một ý nghĩa gì về cuộc ñời, về
con người, hay không có những tình tiết gợi hứng cảm cho người nghe. Không
những truyện ma mà ngay cả truyện người, truyện thần, truyện vật cũng chưa
hẳn là cổ tích nếu chúng không hướng ñến một mục ñích nhân sinh cao cả, hoặc
có mục ñích nhân sinh nhưng lại không tan biến vào trong từng tình tiết của
truyện ñể trở thành một mục ñích tự thân, một nhận thức thẩm mỹ sâu sắc. Rõ
ràng, truyện cổ tích không phải là một loại truyện suông vô ý nghĩa, cũng không
phải là một loại truyện "ngụ ý" tầm thường. Nếu là một truyền thuyết theo nghĩa
rộng như trên ñã nói, thì lại khác. Truyền thuyết không bắt buộc truyện nào cũng
phải có yêu cầu nhân sinh hoặc thẩm mỹ ñó.
Tất nhiên, nếu là truyện có ý nghĩa mà lại chỉ ñơn thuần chép lại sự thật như
truyện thời sự thì cũng không thể gọi là cổ tích. Như chúng ta ñã biết, văn học
nghệ thuật gắn liền với cái ñẹp và do ñó nó ñòi hỏi sự gia công, sự nỗ lực sáng
tạo. Là một loại hình tự sự hoàn chỉnh nhất trong các loại hình tự sự dân gian,
yêu cầu sáng tạo này ñối với cổ tích rõ ràng là nghiêm nhặt hơn các loại "truyện"
dân gian khác rất nhiều. Tác giả truyện cổ tích phải vận dụng trí tưởng tượng,
xếp ñặt nội dung, bố trí tình tiết, làm cho mạch truyện tiến triển theo một kết cấu
nghệ thuật nào ñấy ñể ñạt tới kết luận ñịnh sẵn. Nói cách khác, truyện cổ tích
phụ thuộc rất nhiều vào ý ñịnh và tài năng của tác giả chứ không tùy thuộc hoàn
toàn vào những câu chuyện xảy ra tự nhiên trong ñời sống hàng ngày. Sở dĩ