63
thoại (contes des fées) của Tây phương so với tiên thoại của ta có phần khác.
Tiên của họ có nhiều phép thuật rất huyền diệu: cưỡi lên chổi ñể bay, cầm ñũa
hay xoay chiếc nhẫn chỉ ra vàng bạc, nhà cửa, lâu ñài và mọi vật... Họ có tiên tốt
phù hộ người trong cơn nguy ngập, lại có tiên ác hãm hại người lương thiện.
Nhưng nói chung, thế giới thần tiên của họ không ñược xây dựng một cách có hệ
thống, cũng không liên quan nhiều ñến tín ngưỡng như tiên trong tiên thoại hay
cổ tích chúng ta.
3. SỰ XUẤT HIỆN VÀ SỰ SUY TÀN CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH
Truyền thuyết và cổ tích có quan hệ không ít ñến tín ngưỡng, phong tục của
một dân tộc, ăn sâu vào những tập quán của tư duy, tín ngưỡng và phong tục vốn
bao giờ cũng có sức kích thích ảo giác rất mạnh. Cho nên xung quanh phong tục,
nhất là tín ngưỡng, thường vẫn có truyền thuyết hoặc cổ tích lưu hành. Nhiều
mô-típ hoặc hình tượng trong truyền thuyết và cổ tích còn lại ñến nay, mặc dù ñã
phai nhạt dấu vết nguyên thủy nhưng nếu suy nguyên cặn kẽ và thận trọng, cũng
có thể tìm ra các lớp nghĩa tối cổ, phản ánh những phong tục, tín ngưỡng xa xưa
mà con người hiện ñại rất khó cảm thông (chẳng hạn tục hôn nhân ñồng tính ở
thời kỳ suy tàn trong truyện Sự tích ñá Vọng-phu; tục chị em vợ lấy chung một
chồng, anh em chồng lấy chung một vợ trong truyện Tấm Cám, truyện Lấy
chồng dê, truyện Sự tích trầu, cau và vôi; tục thờ thần rắn và tín ngưỡng hiến tế
thần linh trong truyện Thạch Sanh, truyện Tiêu diệt mãng xà, truyện Ao Phật; tín
ngưỡng phồn thực trong truyện Hai anh em và con chó ñá, Sự tích chim Bắt-cô-
trói-cột (dị bản)...). Có thể nói tín ngưỡng là vú nuôi của truyền thuyết cổ tích,
ngược lại truyền thuyết cổ tích là kẻ tuyên truyền ñắc lực cho tín ngưỡng.
Đặc biệt ở Việt-nam, gần như mỗi một thắng cảnh, mỗi một ñền thờ ñịa
phương ñều có gắn liền với một hoặc nhiều truyền thuyết, cổ tích. Những sáng
tác dân gian ñó, bên cạnh nội dung chủ yếu là những sự tích anh hùng hoặc sự
nghiệp lớn lao kỳ vĩ của dân chúng ñịa phương, còn có giá trị là những "bài thơ"
rất ñẹp, những "tấm bia" nghệ thuật, trong ñó ghi chép, ca ngợi, làm thi vị thêm
cảnh trí thiên nhiên ñất nước của từng vùng. Lẽ cố nhiên, các tác giả dân gian
không giới hạn chủ ñề tác phẩm ở tính ñịa phương chật hẹp. Trái lại, bao giờ họ
cũng vươn ñến những chủ ñề có tầm bao quát rộng hơn. Và tính khái quát này
không hề ảnh hưởng gì ñến giá trị, sắc thái ñịa phương của câu chuyện. Chủ ñề
của các truyện Sự tích ñầm Nhất dạ và bãi Tự nhiên, Sự tích ñầm Mực, Sự tích
bãi Ông Nam, Sự tích ñền Cờn, v.v... hầu như là sự biểu dương phẩm chất cao
quý của con người. Đó là tinh thần quên cái riêng vì cái chung, quên mình vì
nghĩa vụ; ñó cũng là tinh thần ñấu tranh gian khổ với dục vọng, với bản tính tự
nhiên.