65
những cốt truyện ly kỳ nhất (tức là những truyện dễ gợi tính tò mò say mê của
mọi người) ñể xây dựng nên tác phẩm.
Nhờ những cuộc giao lưu văn hóa, những cuộc gặp gỡ giữa các dân tộc, truyện
cổ tích cũng như thần thoại, truyền thuyết ñược lưu truyền rất rộng. Bằng chứng
là có nhiều truyện của những dân tộc sống rất cách xa nhau vẫn mang những nét
giống nhau, hoặc phảng phất giống nhau. Truyện Tấm Cám không những quen
thuộc với nhân dân Việt-nam, mà còn là một cổ tích chung của ñồng bào Cham-
pa, ñồng bào Tây-nguyên, Khơ-me (Khmer), Ấn-ñộ, Ai-cập, Pháp, Trung-hoa...
và vô số dân tộc khác nữa. Nếu ñem so sánh tất cả những truyện ñó thì sẽ thấy,
tuy có khác nhau về chi tiết, nhưng trên ñại thể chúng ñều giống nhau, chủ yếu
là ở ñề tài và chủ ñề. Điều ñó giúp ta phỏng ñoán rằng ban ñầu chúng ñầu có
chung một cái cốt duy nhất rồi về sau mỗi dân tộc phát triển, hoàn chỉnh câu
chuyện theo cách riêng của mình, bằng cách cải tạo và thêm thắt một số tình tiết,
hình ảnh phù hợp với ñặc ñiểm dân tộc.
Mặt khác, ngay trong văn học giữa các dân tộc này và dân tộc kia ñôi khi cũng
có những gặp gỡ ñặc biệt lý thú, những sự phù hợp tình cờ ở tư tưởng, nội dung
và nghệ thuật. Sự tương ñồng giữa một số truyện như Gốc tích cái nốt dưới cổ
con trâu, Sự tích ñá Vọng phu... của ta với những truyện cổ tích dân gian ở các
dân tộc châu Á, châu Âu, châu Phi
1
có thể không phải do chúng cùng chung một
cốt truyện hoặc do các dân tộc gần gũi nhau nên ảnh hưởng lẫn nhau. Xét cho
cùng, ñây cũng là một hiện tượng có tính quy luật. Trong cuộc sống phải phấn
ñấu với thiên nhiên, phải chống chọi với những thế lực áp bức trong xã hội, nhân
loại có những bước ñường như nhau, những mục ñích, khát vọng như nhau, cho
nên trong sinh hoạt và trong tưởng tượng của từng dân tộc cũng tất yếu có những
nét trùng nhau hoặc gần giống nhau.
Căn cứ vào ñó mà người ta cho rằng trong truyện cổ tích, ngoài ñặc tính riêng
của từng dân tộc lại còn mang ít nhiều tính chất chung của cộng ñồng nhân loại.
Có người ñã từng nghiên cứu truyện cổ ñể tìm hiểu bước ñường phát triển chung
giữa các dân tộc khác nhau. Do mang "tính nhân loại" mà nhiều truyện cổ tích
có một giá trị phổ biến, ñược coi là vốn tinh thần chung cho cả loài người. Mọi
dân tộc có thể tìm thấy trong ñó một nguồn thông cảm chung. Luôn luôn nó là
một cái gì trong trẻo, xinh tươi và lành mạnh.
Hiển nhiên, nói thế không có nghĩa là trong bất kỳ truyện cổ nào cũng ñều
chứa ñựng những nhân tố tích cực, kết tinh sức sống của nhân dân, và phù hợp
với xu thế tiến bộ của nhân loại. Không quên rằng giai ñoạn thịnh hành của việc
sáng tác truyền thuyết cổ tích là thời kỳ công xã thị tộc tan rã, thời kỳ chiếm hữu
nô lệ và phong kiến tiếp nối thịnh hành. Trong ñiều kiện một nền sản xuất lạc
1
Xem dị bản của các truyện số 18, số 32, tập I.