64
Những ý nghĩa giáo dục có tính chất phổ biến như thế, ñồng thời lại ñược biểu
hiện trong những hình tượng có nét ñặc thù rõ rệt, liên quan khăng khít với lịch
sử dài lâu của một con sông, ngọn núi, bãi cát, cánh ñồng...; mỗi câu chuyện gây
nên lòng tự hào cũng như lòng yêu mến quê hương ñất nước của người dân ñịa
phương.
Cũng cần nhớ rằng truyền thuyết cổ tích là lịch sử truyền miệng của những
dân tộc chưa có chữ viết; ñấy cũng là lịch sử truyền miệng của ñại ña số quần
chúng không biết chữ. Khi con người có ý thức về sự tồn tại và sự trưởng thành
của mình thì việc tìm hiểu quá khứ, bảo tồn ký ức về quá khứ là một nhu cầu tự
nhiên và cần thiết. Nhưng cổ tích chép sử theo cách của nó. Nó biết chọn hình
ảnh ñể cô ñọng sự kiện; nó biết dùng thủ pháp cách ñiệu ñể nhấn mạnh cái mà
nó lưu ý. Cây gươm thần trong Sự tích Hồ Gươm ñến với Lê Lợi và trả lại cho
rùa vàng là hiện thân của sức mạnh ñoàn kết dân tộc chống ngoại xâm cũng như
lòng yêu chuộng cuộc sống thanh bình. Con rắn trong truyện Rắn báo oán làm
cho chúng ta thấm thía biết bao cái bạo tàn khủng khiếp của chế ñộ quân chủ
chuyên chế ñè nặng lên không phải một mà nhiều thế hệ. Cũng thế, những chòm
lông xoăn của Ba Vành là một cách hình dung bằng nghệ thuật, cái nhược ñiểm
chủ quan khinh ñịch của vị ñầu lĩnh nông dân trong truyện Ba Vành.
Ngoài các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử ra, một số ñặc ñiểm của hình thái
sinh hoạt xã hội ñã qua cũng ñược giữ gìn trong cổ tích. Qua truyện Chàng rể
thong manh, ta hiểu ñược tình cảnh gian khổ của người con trai lấy vợ ngày xưa;
truyện Sự tích ñình làng Đa-hòa cho thấy vai trò của cái ñình ñối với ñời sống
làng xã, và việc có ñược một cái ñình ñĩnh ñạc ñối với những làng nghèo là một
ước mơ, nhiều khi quá sức. Truyện Hoằng Tín hầu cho thấy chế ñộ cung ñốn
phục dịch trong một thái ấp là cực kỳ vất vả nhọc nhằn ñối với người nông dân,
v.v...
Cũng như ở thần thoại, trong truyện cổ tích con người vẫn tiếp tục cắt nghĩa
những hiện tượng thiên nhiên và xã hội, những hiện tượng lạ lùng bí ẩn mà
những hiểu biết về khoa học bấy giờ chưa thể cho phép giải thích rành mạch
ñược. Nhưng khác với cách cắt nghĩa ở thần thoại, lúc này ngươi ta lý luận một
cách hóm hỉnh hơn, gần với "tính người" hơn. Nghĩa là ñằng sau lời cắt nghĩa có
vẻ hoang ñường, ngẫu nhiên, vẫn có ngụ một ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống, hoặc
có ẩn một mục ñích giáo dục.
Dĩ nhiên, không phải những truyện cổ tích nói về thế sự, về sinh hoạt mãi sau
này mới có. Nó xuất hiện cũng ñã khá xưa, từ lúc con người biết lấy thực tiễn
ñời sống lao ñộng của mình ñể trao ñổi ý kiến với nhau, giãi bày tâm sự với
nhau. Mà cuộc sống lao ñộng của nhân dân thì muôn màu nghìn vẻ, rất phong
phú, phức tạp. Chính từ trong bao nhiêu truyện ñời phức tạp ấy, người ta rút ra
những nét có ý nghĩa ñiển hình nhất (tức là những nét phổ biến, dễ nhớ, dễ hiểu),