68
thị tất cả mọi của cải ở trên thế giới và như thế rất lợi cho việc truyền bá thứ tôn
giáo yếm thế của Đạo giáo. Hai nhân vật chính ñó sau khi thông qua nhãn quan
của tầng lớp ñạo sĩ bỗng trở thành những vị thiên thần bất tử, ñi mây về gió, ra
oai tác phúc trong nhân dân. Chử Đồng Tử thế là thành một vị tổ trong tôn giáo
thần tiên, mà người ta gọi là Chử Đạo tổ. Giới ñạo sĩ lại còn nối thêm vào truyện
một khúc ñuôi như sau: khi hai vợ chồng ñã thành tiên rồi, một lần ñi qua làng
Ông-ñình (Hưng yên) họ dùng gậy phép cải tử hoàn sinh cho một số người chết.
Và cũng ở làng này, Chử Đồng Tử lại có lấy thêm một người vợ tiên thứ hai nữa
tên là Ngãi Hòa, v.v...
Ngoài những truyện có cốt cách hoàn chỉnh như Sự tích ñầm Nhất-dạ ra, trong
kho tàng truyện cổ của ta vẫn không hiếm những truyền thuyết ñang giữ nguyên
cốt truyện lúc ban ñầu, chưa ñược trau chuốt tô ñiểm, hoặc ñã ñược trau chuốt
tô ñiểm, nhưng chưa chuyển hóa ñầy ñủ thành một áng văn có tính nghệ thuật.
Hãy mượn một truyền thuyết của ñồng bào Mường ở Hòa-bình làm ví dụ.
Truyện kể rằng có một ñôi trai gái yêu nhau, từng ăn thề với nhau, nhưng
không ñược gia ñình hai bên ñồng ý. Họ bèn ñưa nhau vào rừng tự vẫn. Khi bỏ
nhà ra ñi người con gái có mang theo một rổ tằm. Vì gặp người, nên họ bỏ chỗ
ñã ñịnh trước, tiến vào sâu hơn rồi cả hai thắt cổ ở Cồn Mòi. Bây giờ, ở nơi ñó
có nhiều hòn ñá giống hình những con tằm và một hòn ñá khác giống hình một
cái rổ. Làng Khênh là làng sở tại có dựng miếu thờ ñôi trai gái. Họ tôn làm thành
hoàng của làng
1
.
Đây là một sự thật ñã bắt ñầu ñược ảo hóa. Để giải thích hình thù lạ lùng của
những hòn ñá, người ta khéo thêm vào câu chuyện một cái rổ tằm là hình ảnh có
sẵn trong sinh hoạt thực tế của nhân dân. Tuy nhiên, câu chuyện chỉ ñến ñó là
dừng lại. Chưa có cơ hội ñể các nhà văn nhân dân cải biên, phát triển thêm nữa.
Nó chưa phải là một sáng tác hoàn thiện.
Có thể nói tất cả những sự việc hoặc éo le hoặc kỳ lạ, v.v... xảy ra trong cuộc
ñời thực, trừ trường hợp hãn hữu, ñều là tài liệu rất tốt cho nhà văn nhân dân xây
dựng thành truyện cổ tích với nội dung và hình thức thường khi ñược nâng lên
rất cao so với khuôn khổ của câu chuyện thực. Cũng có khi từ một số mẩu
chuyện hay một số sự việc có thật xảy ra trong nhiều trường hợp cụ thể khác
nhau, nhưng ñều có tư tưởng và chủ ñề tương tự, nghĩa là có những mô-típ ñồng
dạng với nhau, người ta ñem kết hợp lại ñể thành một truyện dài hơn, sửa chữa
cho thống nhất, rồi dùng một nhân vật lịch sử có thật nào ñó làm nhân vật trung
tâm cho toàn truyện, như một sợi dây hữu cơ gắn các tình tiết lại với nhau.
Truyện Ông nghè Tân thuộc trường hợp này.
1
Theo Grốt-xanh, Hòa bình, tỉnh của người Mường (P. Grossin: La province Mường de Hòa
bình, in lần thứ hai, Hà nội, 1926; p. 66).