KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM - Trang 70

70

về cuộc sống "hậu trường" sâu kín của tầng lớp này. Chính vì thế, họ sáng tác
khá nhiều những truyện xung quanh một ông vua, một ông quan, một thổ hào,
một ông sư, hoặc những truyện về thi cử ñỗ ñạt, về phong thủy, bói toán, cúng
dàng, v.v... có khi khá ly kỳ huyền ảo. Nào truyện Gia Long khi bị quân Tây Sơn
ñánh ñuổi ñã gặp những cái may gì mà thoát nạn; truyện mả tổ nhà Trần ñã "kết"
như thế nào ñể từ một dòng họ ñánh cá ở Tức-mặc mà trở nên ñế vương, rồi vì
sao cũng dòng họ ấy về sau lại trở nên suy ñồi, cái ngai vàng lại về tay người
khác; truyện Nguyễn Trật nhờ thần giúp ñỡ ra sao ñể cho một kẻ học dốt như
ông cũng có tên trên bảng tiến sĩ; truyện mười tám ông sư vì sao ñã ñâm ñầu một
lượt xuống nước ñể trở thành Phật La hán, v.v... Họ còn ñứng trên quan ñiểm
chính thống ñể sưu tập và chỉnh lý truyện cổ dân gian. Những truyện của họ nhìn
chung thường mang dấu ấn khá nặng của chủ nghĩa ñịnh mệnh, chủ nghĩa sùng
bái cá nhân... Chúng góp phần tuyên truyền cho chế ñộ quân chủ hay cho tôn
giáo yếm thế. Tuy vậy, nhiều truyện cũng hé ra không ít những ý nghĩa tích cực
về cuộc sống, mặc dầu có thể ý nghĩa ñó ñã trở thành kinh ñiển. Nhất là những
truyện của các tác giả sống tương ñối gần gũi nhân dân thì vẫn phản ánh ñược
ước mơ và quyền lợi của nhân dân ñến một chừng mực nào.

Một hạng nho sĩ khác, thân phận nghèo nàn, sinh hoạt túng bấn, như chúng ta

quen gọi là "hàn sĩ" hay "bần sĩ". Họ xuất thân ở nông thôn. Trong thời gian ñi
học, ñi thi, cho ñến lúc sinh nhai bằng một nghề nào ñó họ thường sống cuộc ñời
của kẻ phiêu lãng. Trong cuộc ñấu tranh âm ỉ giữa nông dân và ñịa chủ, họ
thường ñứng về phía nông dân. Họ rất giàu tưởng tượng, lại là những người hóm
hỉnh, thích ñùa nghịch, dám chĩa mũi nhọn vào những kẻ khác có khi quyền thế
hơn, dám nhìn thẳng vào mọi thói xấu của chúng, dám ñem nó ra mà ñùa, mà
châm chọc, mà thỏa mãn khoái cảm của mình. Những truyện do họ sáng tác nói
chung có nhiều loại, kể cả ngụ ngôn, tiếu lâm, v.v... Trong ký ức của họ hẳn
chứa rất nhiều những kinh truyện của bách gia chư tử, trong ñó có vô số cổ tích,
ñiển cố của nước nhà cũng như của văn học Trung-hoa. Vào thời gian sống lang
bạt ở nông thôn hay ở ñô thị, họ lại lượm lặt thêm ñược không ít tài liệu thực tế
sinh ñộng. Nhờ có vốn sẵn như thế cho nên họ sáng tác ñược nhiều truyện vừa ly
kỳ vừa ý vị và nói chung ñược nhân dân ưa thích.

Truyện Tú Uyên có thể là một ví dụ. Đây chắc là sáng tác của một nho sĩ, hơn

nữa một "bần sĩ". Những truyện cũ như "Người lấy ma", "Ma trêu học trò",
những tích xưa như "Thư trung hữu nữ nhan như ngọc", "Lộng Ngọc Tiêu Sử",
"Vu Hựu thả lá", v.v... ñã gây nhiều cảm hứng rất ñẹp cho tác giả và ảnh hưởng
ít nhiều ñến phương pháp nghệ thuật của câu chuyện. Nhưng ñiều quan trọng
hơn là ở kinh ñô Thăng-long thuở ấy quả cũng chẳng hiếm gì những mỹ nhân
làm mê hồn nhiều nho sĩ. Và tất cả, mộng và thực, tâm tình và ước vọng lãng
mạn của họ, ñã ñược nhào nặn lại ñể thành một câu chuyện tình duyên, trong ñó
ảo tưởng ñược nâng lên ñến cao ñộ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.