71
Truyện Ông nghè Tân như trên ñã nói, có lẽ là do một số nho sĩ có tư tưởng
chống bọn quan lại tham ô ñặt ra. Tác giả dựa phần lớn vào các sự kiện có thực
ñể tạo nên tác phẩm, chứ không dùng hay rất ít dùng ñến nhân tố hoang ñường.
Đáng ñể ý nhất là những phần tử trong tầng lớp nô tì, tôi tớ, trong ñám người
phải ñi phu, ñi lính cho bọn thống trị. Những người có phần ñược sống tập trung,
lại có cơ hội ñi nhiều nơi, tai nghe mắt thấy ñược nhiều sự việc. Nói chung,
chẳng những họ là người có ñiều kiện lưu truyền mà còn có khả năng sáng tác ra
truyện. Những truyện do họ kể có khi là sự thật ñã bị biến tướng bởi tâm lý chủ
quan của chính họ và những người xung quanh họ; có khi là những truyện cổ
tích của những vùng xa xôi nào ñó ñược họ sửa chữa cho hợp với phong tục, tín
ngưỡng ñịa phương. Thôi thì phong phú không thể kể xiết!
Có những truyện bí mật từ trong cung cấm: nào là bà chúa nọ tư thông với ñầy
tớ (Hà Ô Lôi); nào là ông vua kia mê người nữ tỳ (Chị A). Có những truyện từ
trên rừng xuống (Thần giữ của, Ma cà rồng); từ dưới biển lên (Giặc Tàu ô, Sự
tích ñền Cờn); truyện trong Nam, ngoài Bắc, truyện chiến tranh; truyện kiện cáo;
truyện dịch tễ, v.v... Tất cả những loại truyện ñó, qua trí tưởng tượng của họ ñều
ñược dọn lại cho súc tích, tô ñiểm thêm cho hấp dẫn và có tính kịch, rồi lan ñi
rất nhanh. Một khi ñã vào trí nhớ nhân dân, nhân dân không bỏ lỡ cơ hội xây
dựng, sáng tạo thêm một số tình tiết nữa, rồi phổ biến khắp nơi trong nước.
Những người làm nghề hát xẩm, kể vè cũng là những tay sáng tác và lưu
truyền rất ñắc lực truyền thuyết và cổ tích. Họ là những nghệ sĩ sống nhờ dân
chúng và sáng tác theo truyền thống của dân chúng. Cái nghề của họ không phải
mới xuất hiện gần ñây mà ñã có từ xưa. Giữa xã hội thị tộc trước kia, những
người có khả năng hát và nhớ truyện rất ñược nhân dân quý mến chiều chuộng.
Trong những buổi hội họp ñông ñúc, họ ñược mời ra biểu diễn, làm cái việc giải
trí cho nhiều người. Những truyện mà họ kể cho người nghe có lẽ ñều bằng văn
vần, do chính họ hay những nhà văn khác, trước họ, sáng tác.
Thời kỳ của chế ñộ nô lệ, phong kiến, trong cung ñình có một hạng nghệ sĩ
chuyên phục vụ cho vua chúa, quý tộc. Bên cạnh những "thằng hề", "con hát",
bọn họ ñược trọng dụng không kém. Quyển Nghìn lẻ một ñêm cho ta thấy cái
thói ham nghe kể chuyện của các ông vua Ả-rập, Ba-tư ngày xưa. Những truyện
ñược ñưa ra kể ở những nơi thâm nghiêm này thường là góp nhặt từ khắp mọi
phương trong dân chúng, không loại trừ những truyện tục.
Trong thời kỳ cận ñại, ở Việt-nam cũng như ở Trung-quốc, hạng nghệ sĩ
chuyên môn kể chuyện cho dân chúng không hiếm gì. Thường ở nông thôn
chúng ta trước Cách mạng, mỗi làng mỗi xóm thế nào cũng có một vài người hát
tốt giọng và hay nhớ truyện. Những lúc rỗi rãi, họ kể truyện cổ tích, ngâm Kiều,
Thạch Sanh, v.v... Tiếng họ cất lên, mọi người trong xóm xúm lại bên ấm nước