Nhà toán học L.Oile có một trí nhớ kỳ diệu. Trong một đêm mất ngủ,
ông đã tính nhẩm trong óc luỹ thừa sáu của một trăm số đầu và rất lâu về
sau, ông vẫn còn nhớ kết quả tìm được.
Nhà toán học Gausơ nổi danh là “một cuốn sách im lặng không có tên
sách”; ông làm tính không bao giờ nhẩm mặc dù tính có phức tạp thế nào.
Tuy nhiên vẫn có thể tăng tốc độ bằng cách tập luyện. Thông thường, ta
có khả năng đọc 250 từ một phút, nhưng có thể nhở luyện tập mà tăng tốc
độ lên 500 từ và hơn nữa.
Trí nhớ bền tuỳ thuộc nhiều vào quá trình rèn luyện. Tập trung chú ý khi
đọc bài giúp ta ghi sâu được hình ảnh kiến thức ở vỏ não. Ôn tập thường
xuyên cũng giúp củng cố hình ảnh này.
Phải coi trọng việc ghi nhật ký, một hình thức quan trọng giúp việc củng
cố kiến thức.
Nhưng dè chừng là trí nhớ máy móc, trí nhớ truyền khẩu, trí nhớ sách vở
lại không tốt cho trí tuệ. Một trí nhớ các ý niệm lôn xộn, các từ không rõ
nghĩa, lại thành một trở ngại cho trí thông minh hơn là trợ thủ cho nó. Loại
trí nhớ này sẽ làm mất cảm giác tười trẻ, mất tính độc đáo, mất tính uyển
chuyển. Một văn hào có nói: Một cái đầu tốt giá trị hơn một cái đầu đầy ắp.
Không những cần có trí nhớ trật tự, minh bạch, mà người nghiên cứu cần
có trí nhớ trung thực.
Một tình trạng đã qua càng dễ nhớ lại nếu nó ghép với nhiều tình trạng
khác mà một số dễ gợi lại. Một chuyên gia nhớ rất kỹ tất cả điều gì liên can
tới chuyên môn của anh ta, vì kiến thức mới được ghép ngay vào mạng lưới
chặt chẽ của kiến thức cũ có liên quan. Một bác học nhớ dễ dàng các sự
kiện xác minh cho giả thuyết tha thiết của mình, và có thiên hướng quên
những sự kiện trái với quan niệm của bản thân.
Đácuyn đã tự đặt cho mình quy tắc sau đây để giữ được tính trung thực
trí tuệ: Mỗi khi, tôi thấy một sự kiện, một quan sát hay một ý niệm mới mâu
thuẫn với kêt quả chung đã đạt được, tôi lưu tâm ghi chép ngay và đầy đủ,
vì kinh nghiệm đã cho biết là ý niệm và sự kiện loại ấy dễ xoá nhoà trong
ký ức của ta hơn các sự kiện phù hợp với quan niệm của ta.