KHOA HỌC HÓA SUY NGHĨ VÀ LÀM VIỆC HỌC TẬP - Trang 99

2. Trí nhớ nhanh, bền

“Trí nhớ là cái đại dương, chúng ta bơi trên đó tới tương lai của mình”
Tri nhớ là khả năng giữ được tình trạng của ý thức đã qua, khi cần tới,

gợi nó lên, xác định được nó trong thời gian và không gian trước kia. Ý
thức đã qua gọi là ký ức, gồm những cảm giác hình ảnh, âm thanh ghi ở não
trong quá khứ.

Trí nhớ là một thuộc tính bẩm sinh bảo đảm cho sự sinh tồn của loài vật.

Chim thú đều nhớ đường đi kiếm ăn, đường về tổ. Trẻ em cũng nhớ đường
đi chơi, đường về nhà.

Không có trí nhớ, đới sông sinh hoạt sẽ giảm mất nhiều kinh nghiệm của

dĩ vãng để hướng hành động cho tương lai. Trẻ em nhỏ đã bị bỏng về lửa,
sau này không dám thò tay vào ngọn nến đang cháy. Một nhà triết học có
nói: Sự nhìn trước là một trí nhớ trở ngược.

Không có trí nhớ, sẽ không có đời sống trí tuệ: Nhận thức, tưởng tượng,

lập luận và lẽ phải. Trí thông minh càng phong phú và linh hoạt nếu trí nhớ
càng phong phú và được rèn luyện tốt.

Yêu cầu về trí nhớ đối với người nghiên cứu cao hơn người lao động

khác. Nhà khoa học phải luôn luôn liên hệ các sự kiện và tìm cách nối
chúng với nhau, nên buộc phải có trí nhớ nhanh để ghi được nhiếu sự kiện
xảy ra trong thời gian ngắn. Mặt khác, cũng phải có trí nhớ bền vì phải
thường xuyên liên hệ so sánh sự kiện mới với sự kiện cũ.

Trong cuộc du lãm, đi quan sát một khu rừng nguyên sinh ta phải nhận

biết nhanh chóng các loài cây điển hình, và sau đó lại liên hệ với cuộc du
lãm trước kia trong một khu rừng thứ sinh, để thấy các điểm giống nhau và
điểm sai khác.

Trí nhớ nhanh phần nào có tính bẩm sinh và tuỳ thuộc tính nhạy cảm của

tế bào thần kinh. Người ta kể chuyện tiến sỹ Lê Quy Đôn, hồi còn nhỏ, đã
đọc bài văn bia ở bở sông trong lúc thuỷ triều lên, và có thể đọc lại không
sai một chữ, khi nước đã che lấp bia.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.