Nói tới trí nhớ, không phải và không nên cái gì cũng ghi, cái gì cũng
nhớ. Người nghiên cứu phải biết chọn lọc kiến thức cần nhớ, chủ yếu các
kiến thức liên can tới lĩnh vực khoa học của mình. Não người không phải là
một trường ảnh vô hạn. Muốn biết nhớ phải biết quên, nhớ những điều có
ích và quên những điều vô ích.
Những cái gì có thể dễ tìm trong sách thì không cần nhớ.
Khi ở Mỹ, người ta đưa Anxtanh xem một cuốn sách ghi các câu hỏi cần
thiết cho một học sinh vào đời. Khi xem đến câu hỏi về tốc độ truyền âm,
ông nói: Không biết! Tôi không cần nhồi nhét vào đầu óc tôi những sự kiện
mà tôi có thể tìm rễ dàng trong một cuốn từ điển bách khoa.
Một nhà triết học đã nói: Một điều kiện của trí nhớ là lãng quên…Lãng
quên, trừ vài trường hợp, không phải là một bệnh của trí nhớ, mà là một
điều kiện của sức mạnh và sự sinh tồn của tri nhớ.
Tơi đây có câu hỏi: Trí nhớ cần thiết cho công tác nghiên cứu, tai sao
người ta kể nhiều chuyện đãng trí của các nhà bác học?
Thật ra đây chỉ là biểu hiện của sự tập trung chú ý cao độ về vấn đề
nghiên cứu, làm các nhà khoa học tách biệt hẳn về mặt tâm lý với hoàn
cảnh bên ngoài. Sự tập trung chú ý này rất cần thiết cho người nghiên cứu,
vì từ một khối kiến thức thu được, chỉ có thể tập trung suy nghĩ, phân tích,
tổng hợp mới nảy sinh ý niệm mới.
Thời cổ Hi Lạp, nhà triết học Ácsimét được nhà vua mời tới để tính toán
xem cái mũ miện vừa đặt làm có bằng vàng nguyên chất hay bị trộn lẫn với
bạc.
Ácsimét suy nghĩ hàng tháng chưa tìm ra giải pháp. Bỗng dưng, một
buổi sáng nằm trong bồn tắm, ông thấy dìm người xuống nước thì nước trào
ra ngoài, ông chợt nghĩ ra là các vật có tỉ trọng khác nhau bỏ vào nước sẽ bị
một lực đẩy khác nhau của nước.
Như vậy, chỉ có việc làm hai cái mũ miện khác, một bằng vàng nguyên
chất, một bằng bạc nguyên chất. Rồi so sánh lực đẩy của nước đối với hai
mũ này với lực đẩy cái mũ miện đầu tiên. Nếu có sai khác, rõ ràng chất liệu
có pha trộn.