3. Tính tò mò, tìm hiểu
“Nhà bác học chân chính không thấy cái gì trong thiên nhiên không có
tầm quan trọng”
Nghiên cứu khoa học là đi săn sự kiện, phát hiện những sự kiện mới để
đặt giả thuyết hoặc để chứng minh cho giả thuyết đã đặt.
Có tính tò mò tìm hiểu mới thu thập được nhiếu sự kiện trong quan sát
và trong thực nghiệm. Tò mò tìm hiểu sẽ giúp việc thu thập nhiều kiến thức
khoa học.
Nhờ tính tò mò tìm hiểu mà nhà côn trùng học Fa brơ, một thầy giáo phổ
thông ở một địa phương hẻo lánh nước pháp, trong vài chuc năm đã thu
thập được một lượng kiến thức khổng lồ về đới sống nhiều loài sâu bọ trong
vùng và đã để lại cho khoa học hàng chục pho sách về đới sống côn trùng
hiện còn giữ nguyên giá trị của chúng.
Tò mò tìm hiểu đôi khi dẫn tới phát minh quan trọng không ngờ.
Ở thế kỷ XVIII, có anh thợ chữa kính Hà Lan tên là Lêvenhúc. Một hôm,
anh ta tò mò thử xem nếu xếp hai mắt kinh não, ảnh có to hơn so với một
mắt kính không? To hơn thất. Anh xếp thêm kính và thấy ảnh càng to nếu
càng có nhiều kính. Thế là nguyên lý kính hiển vi cho sự phát triển của
nhiều nghành khoa học, thuỷ sinh học, tế bào học, vi khuẩn học…
Năm 1928, nhà vi sinh vật học Flemminh, bấy giờ đang nghiên cứu về sự
đột biến của liên cầu khuẩn, nhận thấy một bản cấy khuẩn bị nhiễm bởi một
vi sinh vật từ ngoài tới. Người bình thường thì coi đấy là một sự cố không
lạ. Nhưng Flemminh lại tò mò quan sát kỹ bản cấy bị nhiễm. Trong tập
đoàn liên cầu trùng, có một vùng trong suốt. Thì ra, thứ nấm lạ này đã tiết
chất diệt một số liên cầu trùng.
Ông đổi ngay kế hoạch nghiên cứu, tìm hiểu tính chất của loài nấm kỳ lạ
này: Chế tạo dung dịch chất nấm để thử nghiệm trên các vi trùng khác
nhau; tiêm dung dịch vào thỏ, chuột để xem hiệu quả miễn dịch. Tất cả thí
nghiệm đó chưng minh rằng chất tiết của nấm trong dung dịch rất loãng