cũng có khả năng diệt trùng mạnh hơn rất nhiều chất sát trùng tối nhất lúc
bấy giờ. Nhờ tò mò tìm hiểu của nhà bác học mà chất Pênixilin ra đời, mở
đường cho nghành công nghiệp chất kháng sinh đang phát triển mạnh mẽ.
Tò mò tìm hiểu là không bằng long với một mặt của hiện tượng, cố gắng
đi tìm các mặt khác.
Khi phát hiện thầy một cây thuốc ở một địa phương chữa khỏi bênh nào
đó, một người bình thường thì bằng lòng với kiến thức thông thường này.
Người có tính tò mò sẽ tìm hiểu thêm tên khoa học của loài cây, cây có ở
địa phương nào, thành phần hoá học ra sao, công dụng được học đã được
kiểm nghiệm chưa,…
Tò mò tìm hiểu là không bằng lòng về chỉ biết hiện tượng mà muốn đi
sâu vào nguyên nhân của nó.
Hồi cuối thế kỷ XIX, nhà vật lý học Beccơren thông báo là chất uranium
có thể phóng xạ; hai nhà vật lý học khác, Pie và Mari Culi, kiểm tra lại hiện
tượng này trên nhiều chất quặng khác, thấy hiện tượng phóng xạ cũng khá
phổ biến.
Nhưng ngày nào đó, họ thấy chất quặng Pecblende có tính phong xạ
mạnh hơn dự tính. Mari kiểm tra lại dụng cụ đo lường sợ có sai sót chăng?
Nhưng không. Lập tức, Pie và Mari đi tìm nguyên nhân của hiện tượng. Có
thể là chất khoáng có tính phóng xạ mạnh chứa một chất gì chưa biết có độ
phóng xạ cao chăng?
Sau nhiều tháng kiên trì thí nghiệm, họ đã phát hiện là trong quặng
Pechblende có độ phóng xạ mạnh khác thường là nhờ hai chất phón xạ mà
giới khoa học chưa biết, đây là Polonium và radium.
Tính tò mò khoa học khác hẳn tính tò mò không lành mạnh thể hiện ở
chỗ đi tìm hiểu những bí ẩn về đời tư của người khác, không giúp gì cho sự
tích luỹ kiến thức khoa học. Ngược lại tính đại khái, phiến diện, ngại đi sâu
tìm hiểu, cũng rất xa lạ với người nghiên cứu.
Phải phát triển tính tò mò tìm hiểu từ tuổi vỡ lòng và duy trì nó suốt cả
đời người, nếu muốn đi vào con đường khoa học.
Tò mò tìm hiểu là một thuộc tính bẩm sinh. Con thú luôn luôn tìm hiểu
thế giới bên ngoài để lấy thức ăn, tránh những nguy hiểm cho đời sống.