Những thiên tài khoa học thường được coi như những bó đuốc soi sáng
từng chặng đường khoa học cua nhân loại.
Đây là cái vốn quý của loài người vì họ không phải là sản phẩm của thời
đại, mà đi trước thời đại.
Một môn đồ nói về khả năng sáng tạo của Anxtanh như sau: Thứ nhất về
khă năng ngạc nhiên…ông nhìn nhận mọi vấn đề hầu như là hoàn toàn mới
đối với ông, đặt ra câu hỏi tại sao và không hề thưa nhận một giải đáp nào
dựa trên quyền lực. Thứ hai là khẳ năng suy nghĩ nhiều năm về cùng một
vấn đề cho đến khi cái “bóng tối biến thành ánh sáng của sự hiểu biết”.
Thứ ba là khả năng tìm những công thức cho những thực nghiệm lý
tưởng đơn giản, những thực nghiệm không thể nào thực hiện được trên thực
tế, nhưng lại được phân tích một cách thích hợp.
Paxtơ là một thiên tài khoa học ở thế kỷ XIX. Bắt đầu nghiên cứu hoá
học, ông phát hiện ra tính phân cực của tinh thể.
Khi chuyển sang nghiên cứu về phát men của rượu vang, bia, ông phát
minh ra men rượu. Tới lúc bắt tay nghiên cứu các bệnh của tằm, ông phát
minh ra tác nhân gây bệnh và con đường truyền bệnh.
Sau đó, ông chuyển sang nghiên cứu về vi khuẩn gây bệnh (bệnh than
của gia súc, bệnh sốt hậu sản, bệnh toi gà, bệnh lợn đóng dấu, bệnh tả, bệnh
dại…).
Từ đó, ông phát minh ra phương pháp sinh hoá (vacxin) để phòng bệnh.
Paxtơ đã đi từ hoá học đến men, từ men đến vi sinh vật, từ vi sinh vật
đến y học. Các luận điểm về vi trùng của ông đã được triển khai thành
nhiều lĩnh vực khoa học mới: Vi khuẩn học, men học, miễn dịch học, những
ngành mũi nhọn trong khoa học thực nghiệm ngày nay.
Chúng cũng được triển khai trong các lĩnh vực khác: công nghiệp lên
men, công nghiệp vacxin…, xây dựng phương pháp khử trùng trong phẫu
thuật, phương pháp phòng ngừa một số bệnh do vi trùng…
Trí tưởng tượng thành hình từ lúc tuổi thơ. Ngồi trên ghế gỗ, em nhỏ
tưởng là mình đang cưỡi ngựa. Nghịch trên đống cát, em nhỏ tưởng là mình
đang đắp đập, khơi sông…
Không nên huỷ hoại và làm yếu trí tưởng tượng của trẻ nhỏ.