Tin tưởng vào mối quan hệ nhân quả của hiện tượng tức không chấp
nhận tính chất ngẫu nhiên của hiện tượng. Nếu hiện tượng có vẻ xảy ra
ngẫu nhiên, là do khoa học chưa giúp ta biết hết điều kiện làm nảy sinh hiện
tượng.
Thí dụ, một tai nạn giao thông hàng ngày như xe chẹt người đi đường có
tính chất ngẫu nhiên. Thật ra đây là sự trùng hợp của hai dãy sự kiện: quá
trình sai lệch máy móc và quá trình biến diễn tâm lý xã hội của người lái xe
và người đi đường, cả hai quá trình xảy ra ở đúng địa điểm và thời điểm đó.
Sự thống nhất tính nghi vấn khoa học và sự tin tưởng vào khoa học ở
người nghiên cứu là một tất yếu của sự khoa học.
Có nhà khoa học đã nói: Người nghi vấn là nhà bác học chân chính, anh
ta chỉ có nghi vấn bản thân, và cách giải thích của chính mình. Nhưng anh
ta tin ở khoa học, và chấp nhận một chân lý tuyệt đối là tính chất quyết định
của hiện tượng.
Không nên lẫn tính nghi vấn khoa học với tính hoài nghi.
Có tính hoài nghi là người chỉ có tin ở mình mà không tin vào cái gì
khác, kể cả khoa học. Người hoài nghi quá tin ở mình tới mức cho rằng
khoa học không có những định luật cố định và xác định.
Tính hoài nghi sẽ dẫn tới bất tri luận có hại cho sự phát triển của khoa
học và cho sự phát triển của tư duy.
Người hoài nghi sẽ mất hướng trong suy nghĩ và từ đó sẽ mất hướng
trong hành động chủ quan, tự phát, không kết quả. Châm ngôn của người
hoài nghi là “không chắc như vậy” còn người nghi vấn là “Chưa chắc như
vậy”. ý nghĩa “không chắc chắn như vậy” dẫn tới chỗ bó tay ngồi chờ, còn
ý nghĩa “chưa chắc chắn như vậy” dẫn tới hành động để đi tới chắc chắn.
Có người không tin tưởng lắm ở tính tất yếu của phát minh khoa học vì
cho là phát minh khoa học thường có tính chất ngẫu nhiên khó đoán trước.
Vì tình cờ phải làm thịt ếch để nấu cháo cho vợ mà nhà sinh lý học
Ganvani đã tìm ra hiện tượng điện sinh học.
Vì tình cờ có tấm bản cấy liên cầu khuẩn bị nhiễm nấm mà Flemming
mới tìm ra Pênixilin.