5. Tin tưởng khoa học
“Khoa học là vô địch. Chỉ có nhà bác học mới nhầm lẫn”
Tuy có tính nghi vẫn khoa học, người nghiên cứu phải có lòng tin tuyệt
đối vào khoa học. Từ khi thành hình, khoa học đã giúp loài người đi sâu có
kết quả vào bí ẩn của thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ có kết quả cho
con người. Trước đây đã thế, từ nay về sau cũng sẽ thế.
Nếu không có lòng tin rằng chúng ta có thể nắm được tính thực tại của
thế giới tự nhiên nhờ những cấu trúc lý thuyết của chúng ta, nếu không có
lòng tin vào tính chất hài hoà tự thân vủa thế giới chúng ta, thì sẽ không có
bất cứ khoa học nào. Chính lòng tin này đã và luôn luôn sẽ là động cơ chính
của mọi sáng tạo khoa học…
Khoa học, ta đã biết, là hoạt động của con người cố gắng dẫn dắt các
hiện tượng tự nhiên tới những mối liên hệ không đổi, tức tới quy luật. Và
những quy luật này có tính chất quyết định chặt chẽ trong điều kiện của
chúng.
Mọi hiện tượng nhất định đều xảy ra trong những điều kiện nhất định. Ta
phải tin vào mối quan hệ nhân quả đó trong thiên nhiên.
Nước đun sôi sẽ bốc thành hơi: không thể có hơi với nước để nguội.
Nếu thiếu lòng tin, không có thể giải thích được gì, tức là công nhận tính
không quyết định của sự vật, tính chất bất hợp lý trong thiên nhiên, tức là từ
bỏ lẽ phải, từ bỏ lý trí.
Mặc dù quy luật không coi như được kiểm chứng hoàn toàn bằng thực
nghiệm, ta vẫn phải tin vào mối quan hệ tuyệt đối và cần thiết của sự vật.
Nước để nguội vẫn có thể bốc hơi nhưng việc bốc hơi rất chậm, mắt
thường ta không thể nhận biết. Tuy thế, mệnh đề nước đun sôi sẽ bốc thành
hơi vẫn giữ tính quyết định chặt chẽ của nó.
Muốn chính xác, ta phải nói: Nước đun sôi sẽ bốc ngay thành hơi, không
thể nào có hơi ngay với nước để nguội.