2. Tính kế hoạch
“Tôi không biết nghề nào làm cho tôi sung sướng nhất: làm vườn, lái xe
hay nghiên cứu khoa học”.
Phong cách khao học còn thể hiện ở chỗ làm việc có kế hoạch.
Có kế hoạch là đặt chương trình làm việc theo thời gian quy định sẵn.
Có chương trình công việc của ngày, tuần và tháng. Thậm chí có chương
trình công việc cả đời như trường hợp của Otto Schmidt, nhà toán học kiêm
vật lý địa cầu.
Từ năm 14 tuổi, ông đã vạch kế hoạch tỷ mỉ để thực hiện ước mơ của
mình. Trong bản kế hoạch có ghi các sách cần đọc, các ngành khoa học cần
đi sâu, các vấn đề cần giải quyết, tình trạng sức khoẻ cần quan tâm,…Ông
tính toán, muốn thực hiện kế hoạch phải mất 900 năm. Sau ông rút gọn kế
hoạch xuống 500 năm, rồi xuống 150 năm. Ông bắt tay vào thực hiện kế
hoạch một cách khẩn trương, chỉ sau 50 năm, tới lúc chết là gần như toàn
bộ kế hoạch được thực hiện.
Người ta còn kể về tính kế hoạch chặt chẽ của nhà toán học Gauxơ.
Năm 1802, thiên văn học khám phá ra hành tinh Panlát. Khó xác định
quỹ đạo của hành tinh này vì nó bị sự hấp dẫn của sao Mộc ảnh hưởng.
Viền hàn lâm khoa học Paris đặt giả thưởng cho ai giải được bài toán này.
Gauxơ suy nghĩ là sẽ phải viết và làm tính với 337.000 con số. Với số giờ
dành cho công việc này mỗi ngày, ông quyết định hàng ngày viết và làm
tính với khoảng 3.300 con số. Và ông đã hoàn thành kế hoạch sau hai tháng
rưỡi.
Có kế hoạch là lao động và sinh hoạt đúng giờ giấc.
Cơ thể con người, từ bộ não tới các tế bào, đều hoạt động có nhịp điệu
cường độ nhất định trong ngày và đêm.
Lao động và sinh hoạt đúng giờ giấc sẽ phù hợp với yêu cầu sinh lý của
cơ thể, kéo dài được thời gian hoạt động và giữ vững năng suất lao động.